Điểm mặt 13 linh vật qua từng thời kỳ World Cup: Kết nhất quả Zakumi 2010

Tại World Cup, linh vật không chỉ mang lại cái hồn cho giải đấu mà còn thể hiện bản sắc văn hóa của từng quốc gia.

1. Willie, World Cup 1966 (Anh)

Đây là lần đầu tiên linh vật xuất hiện tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Chú sư tử Willie chính là biểu tượng của nước chủ nhà Anh. Willie mặc chiếc áo thi đấu in hình lá cờ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với dòng chữ “World Cup”. Rõ ràng, hình ảnh chú sư tử đã mang lại luồng gió mới cho kỳ Cúp thế giới.

2. Juanito, World Cup 1970 (Mexico)

Linh vật kỳ World Cup này là một cậu bé Juan, một cái tên phổ biến trong tiếng Tây Ban. Cậu mặc bộ đồ trắng xanh cũng chính là biểu tượng cho màu áo đội tuyển quốc gia Mexico. Ngoài ra, Juanito còn đội nón rộng vành (sombrero) với dòng chữ “Mexico 70”.

3. Tip và Tap, World Cup 1974 (Tây Đức)

World Cup 1974 chứng kiến bộ đôi linh vật Tip và Tap. 2 cậu bé khoác lên mình bộ đồng phục của đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Đức với dòng chữ WM (theo tiếng Đức Weltmeisterschaft nghĩa là World Cup) và con số 74. Điều đáng nói, Tây Đức đã vượt qua Hà Lan để trở thành tân vương thế giới.

4. Gauchito, World Cup 1978 (Argentina)

Cũng như những kỳ World Cup trước, Gauchito mang nét đặc trưng riêng biệt của đất nước Argentina. Dễ dàng nhận ra đồng phục truyền thống của đội bóng xứ tango cậu bé khoác lên mình. Gauchito còn đội chiếc mũ với dòng chữ “Argentina 78”, đeo khăn quàng cổ và roi da. Đáng nói hơn, Argentina lần đầu tiên đoạt chức vô địch World Cup ngay trên sân nhà.

5. Naranjito, World Cup 1982 (Tây Ban Nha)

Linh vật của World Cup 1982 với hình tượng quả cam. Đây là một loại trái cây đặc trưng xuất xứ từ Tây Ban Nha. Linh vật trông rất ngộ nghĩnh với bộ đồng phục đội tuyển xứ bò tót. Tên của quả cam xuất phát từ Naranja trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “quả cam”, cùng với tiếp vị ngữ thân mật “-ito”.

6. Pique, World Cup 1986 (Mexico)

Linh vật của kỳ World Cup 1986 lấy cảm hứng từ hình ảnh quả ớt và có tên là Pique. Pique bắt nguồn từ “Picante” trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “ớt” và “cay”.

7. Ciao, World Cup 1990 (Italia)

Linh vật Ciao là cầu thủ hình cây gậy, với đầu là quả bóng và thân là lá cờ. Ciao có nghĩa là chào trong tiếng Italia. Hình dáng lạ mắt, độc đáo, cây gậy Ciao để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều cổ động viên túc cầu.

8. Striker, World Cup 1994 (USA)

Hình ảnh chú chó đáng yêu được chọn làm biểu tượng cho World Cup diễn ra trên xứ sở cờ hoa. Đây là thú cưng hoạt hình phổ biến trong văn hóa Mỹ. Linh vật có tên là Striker. Chú chó Striker mặc trang phục cầu thủ bóng đá ba màu đỏ, trắng xanh và dòng chữ “USA 94”.

9. Footix, World Cup 1998 (Pháp)

Footix được đặt tên theo từ kết hợp của “Football” (bóng đá) và hậu tố “-ix” từ Astérix, một nhân vật hoạt hình nổi tiếng. Chú gà trống chính là biểu tượng truyền thống của đất nước hình lục lăng. Chú gà trống Footix toàn màu xanh dương, giống như màu áo của đội bóng Pháp với dòng chữ “France 98” trên ngực. World Cup 1998 cũng trở thành giải đấu thành công của đội tuyển Pháp với chức vô địch lần đầu tiên.

10. Ato, Kaz và Nik, World Cup 2002 (Hàn Quốc – Nhật Bản)

Ba linh vật được tạo với dáng vẻ hiện đại, lần lượt với các màu cam, tím và xanh. Ato là huấn luyện viên, Kaz và Nik là cầu thủ trong đội “Atmoball” (một môn thể thao giống bóng đá được hư cấu nên). Ba cái tên này được lựa chọn từ một danh sách bình chọn đặt trên lối ra vào của McDonald’s tại các nước chủ nhà.

11. Goleo VI, World Cup 2006 (Đức)

Chú sư tử đáng yêu có tên Goleo VI. Bên cạnh đó còn có 1 trái banh biết nói tên là Pille. Con sư tử mặc áo thi đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức với số áo 06. Dù không thể vô địch, đây vẫn là kỳ World Cup thành công của “cổ xe tăng” Đức với vị trí thứ 3.

11. Zakumi, World Cup 2010 (Nam Phi)

Báo hoa mai Zakumi với mái tóc màu xanh lá cây trở thành linh vật đáng yêu và ngộ nghĩnh của World Cup 2010. “Za” là tên 1 miền ở Nam Phi, còn “Kumi” là số 10 trong nhiều thứ tiếng châu Phi. Con số thể hiện số năm mà quốc gia này chờ đợi để có được vinh dự đăng cai sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh. Chú báo Zakumi đồng thời thể hiện sự hiếu khách, lòng nhiệt thành của nước chủ nhà.

12. Fuleco, World Cup 2014 (Brazil)

Hình dạng kỳ lạ của linh vật World Cup 2014 khiến cổ động viên tò mò. Cái tên Fuleco được ghép từ Futebol (bóng đá) và Ecologia (sinh thái). Fuleco là con thú thuộc loài Tatu thường được tìm thấy tại khu vực Đông Bắc Brasil và có tên trong Sách đỏ. Cái tên còn thể hiện tinh thần yêu bóng đá cũng như yêu môi trường, sinh thái của người dân xứ samba.

13. Zabivaka, World Cup 2018 (Nga)

Chú sói Zabivaka là linh vật của World Cup 2018 tổ chức tại nước Nga. Tên chú sói được dịch ra từ tên một người chơi bóng ở Nga. Chú sói mang ý nghĩa “lan tỏa niềm vui, sự quyến rũ và tự tin” được thiết kế bởi sinh viên Ekaterian Bocharova. 53% công chúng Nga bỏ phiếu chọn Zabivaka làm linh vật cho kỳ World Cup đầu tiên tổ chức trên xứ sở bạch dương.

Bài liên quan