Ronaldo đến Liverpool, Maradona sang Sheffield… và những thương vụ khó tin suýt thành hiện thực

Điều gì sẽ xảy ra nếu CR7 đến Liverpool? Nếu Maradona có thành Vua bóng đá nếu tới Sheffield? Đây chỉ là hai trong số các thương vụ không thể tin được nếu thành hiện thực.

Franco Baresi (Inter)

Franco rất muốn được thi đấu bên cạnh anh trai mình. Tuy nhiên, ông đã bị ban tuyển trạch của Inter thải loại vì thể hình quá nhỏ. “Họ nói rằng hãy trở lại vào năm sau. Nhưng tôi đã đến AC Milan và được nhận sau vài buổi tập thử,”Baresi chia sẻ. “Inter thì lo lắng tôi về thể hình của tôi khi mới 14 tuổi.” Milan đã tiếp nhận Baresi và được hưởng trái ngọt kể từ đó. Ông trở thành một trong những hậu vệ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá và là “người thầy” của Paolo Maldini sau này.

Gianluigi Buffon (Milan)

Sau khi quyết định theo nghiệp thủ môn, cậu bé 13 tuổi Buffon đã thử việc tại Bologna, AC Milan và Parma. Milan ngay lập tức tiếp nhận tài năng này và gửi hợp đồng đến tận nhà của bố mẹ Buffon . Tuy nhiên, bố mẹ của thủ môn này không muốn con trai của họ phải xa nhà. Khi HLV thủ môn của Parma, ông Ermes Fulgoni đích thân đến chiêu mộ, gia đình của Buffon đồng ý và để con trai của họ đến Tardini chơi bóng. Buffon chính thức lên đội một vào năm 17 và có trận ra mắt ngay trước Milan. Đó là một màn trình diễn quá ấn tượng và đánh dấu khởi đầu cho một sự nghiệp vĩ đại của thủ thành người Italia.

Didier Drogba (Arsenal)

Trong danh sách “mua hụt” của HLV Arsene Wenger, nhiều “viên ngọc thô” đã từng được ông phát hiện từ rất sớm nhưng không thể chiêu mộ thành công. Một trong những nỗi nuối tiếc nhất của ông chính là Drogba. “Chúng tôi quan sát cậu ấy rất kĩ càng khi ở Le Mans và Drogba chỉ có giá 100.000 Bảng khi đó. Nhưng chúng tôi cảm thấy cậu ấy chưa hề sẵn sàng và đó là một sai lầm,” vị chiến lược gia người Pháp chia sẻ. Dù có khởi đầu sự nghiệp mờ nhạt nhưng Drogba bắt đầu lột xác khi đến Chelsea. Đối thủ ưa thích nhất của anh chính là… Arsenal

Paul Gascoigne (Manchester United)

Gascoigne có lẽ là một trong những tài năng lớn nhất và là nỗi luyến tiếc nhất của bóng đá Anh. Tiền vệ tài hoa này đã đồng ý gia nhập Manchester United vào năm 1998 và Sir Alex đã quyết định đến Malta để ăn mừng thành công này. Tuy nhiên, Tottenham đã phá vỡ tất cả. Spurs đã mua hẳn một ngôi nhà mới cho gia đình của Gascoigne để thuyết phục anh “lật kèo” vào phút cuối. “Tôi nghĩ đây là một sai lầm,” Sir Alex cay đắng nói. “Và Paul cũng thừa nhận điều này. Chúng tôi đã có các cầu thủ có thể giúp đỡ cậu ấy và có kỉ luật để chấn chỉnh cầu thủ.”

Ruud Gullit (Arsenal)

Đầu thập niên 1980, HFC Haarlem gặp khó khăn về tài chính. HLV của CLB này đã liên hệ với Arsenal để xem liệu họ có dành sự quan tâm đến “viên ngọc quý” Gullit mà Haarlem đang sở hữu hay không. BLĐ của Arsenal khi đó Terry Neill và Don Howe đã đến Hà Lan để “xem giò” nhưng họ không hề ấn tượng: “Cậu ta lười nhác và thiếu kỉ luật. Chơi bóng quá tự do và không chịu phòng ngự gì cả,” ông Neill nhận định Gullit đến Feyenoord và PSV trước khi trở thành một trong các cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử trong màu áo Milan.

Zlatan Ibrahimovic (Arsenal)

Chân sút người Thụy Điển đã từng có phát biểu đầy kiêu ngạo về câu chuyện anh từng từ chối Arsenal vì không muốn phải tham dự buổi thử việc: “Zlatan không việc gì phải thử việc cả.” Tuy nhiên, đây chỉ là một câu chuyện pha lẫn giữa sự thật và chút bông đùa. Ibrahimovic thực chất đã sẵn sàng phô diễn tài năng của mình tại Arsenal. “Hãy cho tôi đôi giày, tôi sẽ thử việc ngay bây giờ,” Ibrahimovic nói. Nhưng người đại diện của anh, Hasse Borg lại từ chối HLV Wenger. Vì vậy, chân sút này gia nhập Ajax sau đó và để Arsenal tiếc nuối khi để lọt mất một trong các tiền đạo xuất sắc nhất thế giới.

Robert Lewandowski (Blackburn Rovers)

Blackburn đã phát hiện ra tài năng của Lewandowski và mời tiền đạo này đến Ewood Park vào 4/2010. Tuy nhiên, đám mây khói từ việc núi lửa Eyjafjallajokull phun trào đã khiến chuyến bay đến Anh của cầu thủ người Ba Lan bị hủy. “Chúng tôi không việc gì phải lái xe đến đó cả,” người đại diện của cầu thủ này chia sẻ. Hai tháng sau đó, Lewandowski gia nhập Dortmund và trở thành một trong các chân sút đáng sợ nhất Châu Âu.

Diego Maradona (Sheffield United )

Năm 1978, HLV trưởng của Sheffield đã đến Argentina để theo dõi một tài năng mà không hề được biết đến ở Anh. Sheffield khi đó vẫn ở giải hạng Hai nhưng chấp nhận chi ra 200.000 Bảng cho “viên ngọc quý” của Boca Junior. Tuy nhiên, họ lại thay đổi quyết định vào phút cuối khi chiêu mộ Alex Sabella với giá rẻ hơn. Sabella trở thành bản hợp hớ khi cùng đội bóng này xuống hạng. Còn Maradona, ai cũng đã biết rõ về sự nghiệp vĩ đại của cầu thủ này.

Lionel Messi (Newell’s Old Boys )

Messi chưa bao giờ giấu diếm khao khát được khoác áo Newell’s Old Boys nhưng CLB này chỉ có thể biết tự trách chính họ. Siêu sao của Barcelona khởi nghiệp tại Newell từ khi sáu tuổi nhưng bị thải loại do chứng rối loạn hormone anh bước sang tuổi thứ 10. Newell ban đầu đã đồng ý giúp gia đình cầu thủ này chữa trị căn bệnh nhưng lại nuốt lời vào phút cuối. Messi quyết định vượt Đại Tây Dương để tìm kiếm sự giúp đỡ ở Barcelona. Và phần còn lại là lịch sử.

Andriy Shevchenko (West Ham )

Shevchenko khởi nghiệp tại Dynamo Kyiv trước khi gia nhập Milan vào năm 1999 và trở thành huyền thoại của CLB này. HLV Harry Redknapp khẳng định tiền đạo người Ukraine đã từ chối đến West Ham thử việc vào năm 1995. “Chúng tôi đã gửi lời đề nghị khi cậu ấy 19 tuổi. Chúng tôi mời cậu ấy đến đây tập luyện trong 5 ngày. Tuy nhiên, Kyiv hét giá 1 triệu Bảng khi đó và chúng tôi không có đủ tài chính.”

Neymar (Lokomotiv Moscow )

Lokomotiv Moscow đã có cơ hội chiêu mộ siêu sao người Brazil vào năm 2008. Đội bóng nước Nga ấn tượng với tài năng của tiền đạo này và rút lui khi bị Santos “hét giá” 10 triệu Euro. “Cậu ấy còn quá trẻ”, cựu chủ tịch Nikolai Naumov tiết lộ. “Chúng tôi không rõ liệu cậu ấy có thể thích nghi với bóng đá Nga hay không nên đã từ chối. Chúng tôi đã để thua Santos ở trận chung kết Mediterranean Cup nhưng Neymar cũng không hay hơn các cầu thủ còn lại là mấy.” Chín năm sau đó, Neymar trở thành “Cầu thủ đắt giá nhất lịch sử” khi gia nhập PSG với giá 222 triệu Euro từ Barcelona.

Raul Gonzalez (Atletico Madrid)

“Hãy nhìn về phía kia,” chủ tịch Jesus Gil chỉ về phía một cậu bé gầy gò mặc áo đỏ-trắng. “Đó là đội trưởng của tôi. Hãy nhớ cái tên này, cậu bé ấy sẽ trở nên phi thường.” Chủ tịch lập dị của Atletico từng mắc nhiều sai lầm trong đời khi bị kiện đến 70 lần trong đời. Nhưng sai lầm lớn nhất của ông là để Raul gia nhập đại kình địch Real Madrid. Atletico đã giảm bớt số lượng đội trẻ vào năm 1992 và khiến nhiều tài năng phải đến CLB khác. Raul gia nhập học viện trẻ của Real năm 15 tuổi trước khi trở thành đội trưởng vĩ đại của đội bóng này.

Ronaldinho (St Mirren )

Ronaldinho chia sẻ rằng nhiều đội bóng từng muốn có anh trước khi cầu thủ này đến PSG. “Đã có nhiều lời đề nghị nhưng tôi không thể nhớ chúng đến từ nơi nào.” St Mirren – một đội bóng nhỏ ở Scotland và một trong các CLB từng liên hệ với tiền vệ người Brazil. “Chúng tôi đã liên hệ với Gremio nhưng có một chút vấn đề liên quan đến luật”, cựu HLV Tom Hendrie chia sẻ. “Cậu ấy đã muốn đến đây chơi bóng trước cả PSG.

Cristiano Ronaldo (Liverpool )

Một trong các bản hợp đồng thành công nhất của Sir Alex chính là chiêu mộ thành công Ronaldo về với Man Utd. Ban đầu, vị chiến lược gia này thực sự ấn tượng với tài năng người Bồ Đào Nha và quyết chiêu mộ anh bằng mọi giá. Nhưng HLV của Liverpool, Gerard Houllier thì ngược lại. “Tôi theo dõi cậu ấy từ giải U21 Toulon năm 2003 nhưng chúng tôi không thể đáp ứng mức lương mà cậu ấy yêu cầu. Nếu phá mức lương, đây là tín hiệu xấu cho phòng thay đồ.” Và Liverpool chỉ còn biết tiếc nuối chứng kiến Ronaldo giành vô số danh hiệu cùng Quỷ Đỏ sau đó.

 

Zinedine Zidane (Blackburn Rover)

Năm 1995, HLV Kenny Dalglish đã mời Zidane và Christophe Dungary đến thử việc tại Ewood Park. Tuy nhiên, chủ tịch của CLB này đã hỏi HVL Dalglish: “Vì sao phải chiêu mộ Zidane khi chúng ta đã có Tim Sherwood”. Không có thỏa thuận nào được đề nghị với tiền vệ người Pháp. Zidane giành Quả Bóng Vàng trong màu áo Juventus và trở thành nhà vô địch thế giới cũng như Châu Âu. Còn Sherwood chỉ có ba lần được gọi lên ĐT Anh.

Bài liên quan