TOP 10 cầu thủ chạy cánh xuất sắc nhất Thế giới trong suốt 30 năm qua: Họ là những ai?

Ba thập kỷ đã qua, bóng đá thế giới đã sản sinh ra nhiều cầu thủ chạy cánh xuất chúng. BBC điểm lại 10 cầu thủ nổi bật nhất, dù rằng vẫn có thể gây ra nhiều tranh cãi.

Tiêu chí đánh giá: Dựa trên những danh hiệu vô địch, giải thưởng cá nhân cũng như tầm ảnh hưởng đến thành công của đội bóng cầu thủ thi đấu.

10. Claudio Caniggia (Argentina)

Caniggia được các CĐV gán với biệt danh “Đứa con của Thần gió” bởi tốc độ kinh hoàng. Caniggia có thể chạy 100m chưa đầy 11 giây. Sự nghiệp quốc tế của Caniggia gắn liền với các kỳ World Cup 1990, 1994 và 2002, trong đó ông là nhân tố quan trọng của Argentina ở 2 kỳ World Cup 1990 (Á quân) và 1994. Ngoài ra, Caniggia cũng cùng Albiceleste vô địch Copa America năm 1991 và Confederations Cup năm 1992.

Caniggia được các CĐV gán với biệt danh “Đứa con của Thần gió” bởi tốc độ kinh hoàng.

Ở cấp CLB, Caniggia từng khoác áo AS Roma, Verona, Benfica, Atalanta nhưng dấu ấn rõ nét nhất là giai đoạn đầu tiên trong sự nghiệp khoác áo River Plate với 1 chức vô địch Copa Libertadores, 1 chức vô địch Argentina.

9. Marc Overmars (Hà Lan)

Khởi nghiệp tại CLB Go Ahead Eagles, Overmars chuyển tới thi đấu cho Ajax năm 1992. Tại đây anh cùng với Clarence Seedorf, Patrick Kluivert, Davids trở thành “thế hệ vàng” mới của bóng đá Hà Lan, giúp Ajax đoạt danh hiệu Champions League 1995 và 3 chức vô địch Hà Lan. Chuyển sang Arsenal năm 1997 với giá chuyển nhượng 7 triệu bảng, ngay mùa bóng đầu tiên, Overmars đã góp phần đưa đội bóng thành London tới cú đúp vô địch giải Ngoại hạng và đoạt FA Cup.

Anh cùng với Clarence Seedorf, Patrick Kluivert, Davids trở thành “thế hệ vàng” mới của bóng đá Hà Lan

Năm 2000, Overmars quyết định chuyển sang khoác áo Barca nhưng đây lại là bước lùi trong sự nghiệp khi những chấn thương liên tục hành hạ khiến anh không thể hiện được nhiều. Năm 2004 khi ở tuổi 31, Overmars quyết định chia tay bóng đá đỉnh cao.

8. Robert Pires (Pháp)

Hai chức vô địch Ngoại hạng Anh, 3 FA Cup, Á quân Champions League, vô địch World Cup 1998, EURO 2000, FIFA Confederations Cup 2001, 2003 là những nét khái quát về thành công của Robert Pires, một trong những tiền vệ cánh hay nhất mà bóng đá Pháp cũng như CLB Arsenal sở hữu giai đoạn cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

Một trong những tiền vệ cánh hay nhất mà bóng đá Pháp cũng như CLB Arsenal sở hữu giai đoạn cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

7. Denilson (Brazil)

Tốc độ, những pha đi bóng lắt léo 2 hành lang cánh, sở hữu cái chân trái “siêu dị” là những gì NHM còn nhớ tới Denilson. Cầu thủ sinh năm 1977 được đánh giá rất cao giai đoạn đầu những năm 90 của thế kỷ trước trong màu áo Sao Paulo. Năm 1998 anh chuyển sang Real Betis với mức phí kỷ lục thế giới (21,5 triệu bảng) thời điểm đó.

Tốc độ, những pha đi bóng lắt léo 2 hành lang cánh, sở hữu cái chân trái “siêu dị” là những gì NHM còn nhớ tới Denilson.

Tuy nhiên, chấn thương cũng như việc không thích hợp với môi trường bóng đá tại châu Âu khiến Denilson đánh mất mình và sự nghiệp chìm dần theo năm tháng. Anh cũng từng có quãng thời gian ngắn khoác áo CLB Hải Phòng thi đấu tại V.League, ra sân 1 trận, ghi 1 bàn. Đỉnh cao sự nghiệp của Denilson là cùng ĐT Brazil vô địch World Cup 2002, Á quân năm 1998, Copa America 1997 và Confederations 1997.

6. David Ginola (Pháp)

Bóng đá Anh có giai đoạn nổi tiếng với lối chơi Kick&Run và đó là bàn đạp để nâng tầm Ginola. Sở hữu kỹ thuật điêu luyện, tốc độ cũng như sự khéo léo của đôi chân cùng nền tảng thể lực sung mãn giúp Ginola nhanh chóng hòa nhập và trở thành một trong những ngôi sao sáng giá trong lịch sử CLB Tottenham.

Sở hữu kỹ thuật điêu luyện, tốc độ cũng như sự khéo léo của đôi chân cùng nền tảng thể lực sung mãn giúp Ginola nhanh chóng hòa nhập và trở thành một trong những ngôi sao sáng giá trong lịch sử CLB Tottenham.

Không phải là cầu thủ sở hữu nhiều danh hiệu cao quý, nhưng nhắc đến Ginola NHM bóng đá Pháp cũng như Anh đều dành cho cầu thủ này sự ngưỡng mộ. Anh cũng chính là cầu thủ đầu tiên trong lịch sử giành cú đúp giải thưởng Cầu thủ hay nhất của Hiệp hội cầu thủ Anh và Hiệp hội phóng viên thể thao Anh, dù rằng CLB của anh không có mặt trong top 4.

5. David Beckham (Anh)

Một trong những ngôi sao thuộc thế hệ vàng năm 1992 của M.U, Beckham giành được tất cả những danh hiệu cao quý cùng đội chủ sân Old Trafford với 6 chức vô địch Ngoại hạng Anh, 2 FA Cup, 1 Champions League. Beckham cũng là cầu thủ giành chức vô địch ở 3 trong số 5 giải đấu hàng đầu thế giới (Ngoại hạng Anh, La Liga, Ligue 1).

Beckham là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ vàng năm 1992 của M.U

Sự nghiệp ở ĐTQG của Beckham không thực sự thành công khi ĐT Anh không giành được danh hiệu nào. Tuy nhiên, vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của cựu danh thủ 40 tuổi là không phải bàn cãi khi anh là thủ lĩnh tinh thần trong gần 1 thập kỷ.

4. Franck Ribery (Pháp)

Bóng đá Pháp trong khoảng 3 thập kỷ trở lại đây sản sinh ra nhiều cầu thủ chạy cánh xuất sắc. Ngoài Ginola và Pires, Ribery cũng là một ngôi sao sáng giá. Sau giai đoạn đầu sự nghiệp tạo dấu ấn tại Pháp, Ribery chuyển sang khoác áo Bayern năm 2007 và nhanh chóng trở thành trụ cột của đội chủ sân Allianz Arena.

Ngoài Ginola và Pires, Ribery cũng là một ngôi sao sáng giá.

Cùng Bayern, Ribery giành 7 chức vô địch Bundesliga, 5 cúp quốc gia Đức, 1 Champions League, 1 Super cup, 1 FIFA Club World Cup đồng thời trở thành Á quân World Cup 2006 với ĐT Pháp.

3. Gareth Bale (xứ Wales)

Tài năng của cầu thủ người xứ Wales là điều không phải bàn cãi. Từ khi chuyển tới Real, Bale đã giành được mọi danh hiệu cao quý cấp CLB. Tính đến thời điểm hiện tại, Bale đã có 3 danh hiệu Champions League, 1 La Liga và 1 cúp Nhà vua Tây Ban Nha. Ở tuổi 28, Bale vẫn còn nhiều cơ hội để chinh phục thêm những danh hiệu và kỉ lục khác.

Tài năng của cầu thủ người xứ Wales là điều không phải bàn cãi.

2. Arjen Robben (Hà Lan)

Bên cạnh Ribery, Robben cũng là hạt nhân chính trong giai đoạn thành công của Bayern. Cặp đôi Robbery được ví giống như cặp Beckham-Giggs của M.U thời kỳ hoàng kim.

Dù hay dính chấn thương, nhưng Robben vẫn là nhân tố chính trong thành công ở những đội bóng mà anh khoác áo

Dù hay dính chấn thương, nhưng Robben vẫn là nhân tố chính trong thành công ở những đội bóng mà anh khoác áo với 2 chức vô địch Ngoại hạng Anh, 1 FA Cup cùng Chelsea. 6 chức vô địch Bundesliga, 4 cúp quốc gia Đức, 1 chức vô địch La Liga. Cùng ĐT Hà Lan, ngôi sao 31 tuổi giành ngôi Á quân World Cup 2010, về thứ ba tại World Cup 2014.

1. Ryan Giggs (xứ Wales)

Giggs xứng đáng đi vào ngôi đền huyền thoại của M.U cũng như bóng đá thế giới với những gì đã làm trong 24 năm thi đấu chuyên nghiệp. Thời đỉnh cao phong độ, Giggs là ác mộng của các hậu vệ phải nhờ khả năng kỹ thuật, tốc độ và tăng tốc trong cự ly ngắn. Anh cùng Beckham trở thành cặp đôi tiền vệ cánh hàng đầu thế giới trong giai đoạn M.U thống trị nước Anh.

Giggs xứng đáng đi vào ngôi đền huyền thoại của M.U cũng như bóng đá thế giới với những gì đã làm trong 24 năm thi đấu chuyên nghiệp.

Cùng với M.U, Giggs có 13 chức vô địch Ngoại hạng Anh (nhiều nhất lịch sử), 4 FA Cup, 2 Champions League, 1 FIFA Club World Cup. Điểm trừ duy nhất là anh sinh ra tại xứ Wales, đội bóng không được đánh giá cao trên trường quốc tế.

Bài liên quan