9 huyền thoại bị xem nhẹ nhất trong lịch sử bóng đá: Người số 5 còn bị chính dân tộc mình khinh ghét

Dưới đây là 9 huyền thoại vô cùng xuất sắc nhưng lại bị xem nhẹ:

9.Xavi

Nếu ở một thời đại khác, có lẽ Xavi đã phải được tối thiểu là 1 Quả bóng vàng trong sự nghiệp của mình. Anh là người nắm giữ trái tim lối chơi tiki taka huyền thoại của Barca và ĐT Tây Ban Nha – 2 đội bóng vơ vét tất cả những danh hiệu lớn nhỏ trong giai đoạn từ 2008 đến 2012. THế nhưng, những gì người ta được nghe về thời gian này chỉ là việc… đếm kỷ lục của Messi.

8.Gheorghe Hagi

Cựu danh thủ người Romania từng được người hâm mộ quê hương gắn cho biệt danh “Maradona của vùng núi Carpaths”, nhờ có cái chân trái điêu luyện, và khả năng ghi những bàn thắng đẹp. Ông được bầu chọn là cầu thủ Romania vĩ đại nhất mọi thời đại. Hagi, với vai trò nhạc trưởng, đã dẫn dắt Romania vào tới tận vòng tứ kết World Cup 1994 – thành tích tốt nhất của đội tuyển nước này tại một kỳ Cup bóng đá thế giới.

Sự nghiệp cầu thủ của ông còn được tô điểm với các giai đoạn khoác áo Real Madrid và Barcelona. Hagi là một trong những cầu thủ có kỹ thuật khéo léo nhất mà thế giới bóng đá từng chứng kiến, nhưng ông không thu hút được nhiều sự chú ý của truyền thông so với các ngôi sao khác cùng thời như Stoichkov, Romario.

7.Miroslav Klose

Tiền đạo 36 tuổi này là người hiếm hoi có mặt trong thành phần tuyển Đức suốt từ khi họ còn bị coi là cỗ máy đá bóng, trải qua cuộc cách mạng về phong cách thi đấu, cho tới ngày chiếm đỉnh vinh quang ở World Cup 2014 bằng lối chơi tấn công đẹp mắt.

Cá nhân Klose trở thành Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất lịch sử World Cup, với tổng cộng 16 bàn, sau khi cùng Đức giành vị trí á quân giải đấu năm 2002, đứng thứ ba năm 2006 và 2010, và vô địch ngay trên đất Brazil hè 2014. Klose không nhanh, cũng không có kỹ thuật khéo léo, nhưng anh tận dụng thời cơ rất tốt.

Tuy nhiên, ngôi sao người Đức rõ ràng không được ca tụng tương tự những đồng nghiệp cùng thời hoặc kế cận như Van Nistelrooy, Ronaldo người Brazil, Inzaghi…

6.Dunga

Ông chưa khi nào là tâm điểm của sự chú ý thời còn thi đấu, bởi tuyển Brazil giai đoạn đó có quá nhiều nghệ sĩ sân cỏ. Nhưng trên thực tế, Carlos Dunga chơi tuyệt vời trong vai trò tiền vệ phòng ngự.

Khi Brazil chấm dứt 24 năm đợi chờ chức vô địch thế giới tại World Cup 1994 bằng thứ bóng đá bị đánh giá là phản thương hiệu truyền thống, chính Dunga là người bị liên hệ nhiều nhất tới cách mà đội tuyển áo vàng xanh đã lên ngôi năm đó.

5.Matthias Sammer

Cựu cầu thủ người Đông Đức này cũng không tạo dựng được danh tiếng đúng với tài năng thực sự của anh trên sân cỏ chỉ vì chơi ở vị trí không mấy thu hút được sự chú ý của người hâm mộ: tiền vệ phòng ngự, và hậu vệ quét. Nhưng giới chuyên môn phải thừa nhận nếu không có Sammer, chơi ở vị trí libero, tuyển Đức có lẽ đã không thể vô địch Euro 1996.

Anh giành danh hiệu Cầu thủ hay nhất Euro 96, và Quả bóng Vàng năm đó. Tuy nhiên, ngay cả khi nghĩ tới thành công của tuyển Đức ở giải năm đó, đa số mọi người đều dành tình cảm nhiều hơn cho những Oliver Kahn, Jurgen Klinsmann và Andreas Moller.

4.Denis Irwin

Hậu vệ trái người Ireland có tới 12 năm gắn bó với Man Utd, thi đấu 529 trận. Giữ được vị trí trong đội hình chính của HLV Alex Ferguson lâu tới vậy là điều không đơn giản với bất kỳ ngôi sao nào. Người hâm mộ Man Utd hiểu rõ những đóng góp của Denis Irwin và ghi nhận vai trò của anh vào thành công của CLB này thời hoàng kim. Anh được các CĐV “Quỷ đỏ” gọi bằng biệt danh “Quý ông đáng tin cậy”.

Nhưng Irwin đáng được ca ngợi nhiều hơn với bộ sưu tập thành tích tuyệt vời cùng Man Utd: một chức vô địch Champions League, bảy danh hiệu Ngoại hạng Anh và ba Cup FA.

Tuy nhiên, nói tới Man Utd thời đó, người hâm mộ chỉ nhắc đến những Eric Cantona, Bryan Robson, Gary Palister, Roy Keane, Schmeichel hay về sau là thế hệ 1992 với lứa Giggs, Beckham, anh em Neville, Butt, Scholes, Jaap Stam, Yorke, Cole.

3.Youri Djorkaeff

Cầu thủ chơi ở vị trí tiền đạo và tiền vệ tấn công này đã cùng tuyển Pháp vô địch World Cup 1998 và Euro 2000. Tuy nhiên đóng góp của anh mãi mãi bị che khuất bởi cái bóng quá lớn của Zinedine Zidane vĩ đại. Nếu phân tích kỹ, vai trò của Djorkaeff (số 6) trong thành công của Pháp ở World Cup 1998 không thể bị xem nhẹ. Ở giải đó, đội bóng áo lam không có một trung phong chất lượng, họ phải bố trí đội hình gồm tới ba tiền vệ phòng ngự là Karambeu, Petit và Deschamps, đồng thời giao trách nhiệm sáng tạo lối chơi cho cả Djorkaeff và Zidane.

2.Alessandro Costacurta

Cựu trung vệ này là một thành viên quan trọng của một trong những bộ tứ hậu vệ chắc chắn nhất của bóng đá thế giới, khi hợp cùng Mauro Tassoti, Franco Baresi và Paolo Maldini tại AC Milan. Costacurta (trái)  có tới 450 lần ra sân trong hơn 20 năm khoác áo Milan, cùng CLB này đoạt tới năm Cup C1/Champions League. Nhưng tên tuổi của ông chưa bao giờ được đề cao như ba người kia, thậm chí còn không bằng đàn em Alessandro Nesta.

1.Ray Parlour

Thời còn thi đấu, Parlour (phải) là tiền vệ chơi chắc chắn nhưng thiếu sức quyến rũ về hình ảnh. Bởi thế anh được gắn cho biệt danh Romford  Pelé (Romford là nơi sinh của anh, phía đông bắc London).

Anh chỉ được coi là người hùng thầm lặng trong lòng của riêng các cổ động viên Arsenal, nhờ những màn trình diễn luôn giàu năng lượng. Người hâm mộ bóng đá trung lập và truyền thông không dành nhiều sự chú ý cho tiền vệ chỉ có mười lần khoác áo tuyển Anh này. Nhưng ở mùa giải Arsenal vô địch Ngoại hạng Anh cùng thành tích bất bại, Parlour là người góp công không nhỏ, bên cạnh những cái tên nổi bật Ashley Cole, Vieira, Henry, Pires và Bergkamp. HLV Wenger cũng đánh giá cao vai trò của Parlour tại Arsenal.

 

Bài liên quan