CỰC NÓNG: VTV đầu hàng, 1 đài truyền hình Việt Nam đã mua được bản quyền World Cup, không phải ghen tỵ với nước bạn Lào nữa rồi!

Bản quyền World Cup là một chủ đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của khán giả trong thời gian gần đây.

Khi nhiều người còn đang tranh cãi liệu World Cup 2018 có được mang về Việt Nam hay không, đài truyền hình vệ tinh K+ đã hé lộ về kế hoạch lên sóng ngày hội bóng đá lớn nhất thế giới.

Hình ảnh cho thấy K+ đã mua được bản quyền World Cup 2018

Trong menu giới thiệu chương trình phát sóng ở tháng Sáu tới, nhà đài này thông báo: Nội dung bóng đá nổi bật gồm có “Giao hữu các đội Anh – Pháp – Đức – Bồ Đào Nha – Brazil… từ 29/5 và World Cup từ 14/6-15/7.”

Nếu K+ lên sóng theo đúng kế hoạch, chắc chắn người hâm mộ bóng đá nước nhà sẽ lại có cơ hội được ăn – ngủ cùng môn thể thao vua trong mùa Hè.

Không phải ngẫu nhiên khi ngay từ năm 2011, FIFA đã bỏ túi 1,85 tỷ USD tiền mua bản quyền truyền hình World Cup 2018 và 2022 khi mà World Cup 2012 và 2014 còn chưa diễn ra.

Và dù giá bản quyền truyền hình ngày càng đắt đỏ, các nhà đài tại 108 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã hoàn thành việc đàm phán để sở hữu quyền phát sóng. Trong đó có những quốc gia doanh nghiệp phải chi gấp 2-4 lần so với năm trước đó.

Tại nhiều quốc gia, các nhà đài thu mỗi thuê bao từ 100-150 USD cho gói xem World Cup 2018. Với việc bỏ ra 20-50 triệu USD để mua bản quyền, chỉ cần nhà đài bán được 160.000-400.000 gói xem World Cup là có thể thu hồi vốn.

Đây là con số hoàn toàn khả thi với những quốc gia, vùng lãnh thổ có dân số 5-10 triệu người có kinh tế phát triển như Singapore hay Qatar. Chưa kể tới việc các nhà đài vẫn có thêm doanh thu từ quảng cáo và kéo thêm được lượng thuê bao register mới để xem World Cup.

Với những nhà đài thu phí xem World Cup 2018, bản quyền giải đấu này dường như là một món hời và việc tranh chấp để độc quyền phát sóng giải đấu là chuyện phổ biến tại nhiều quốc gia.

Tuy nhiên đảm bảo khả năng sinh lời, tại không ít quốc gia các nhà đài thường bắt tay, chung tiền mua bản quyền World Cup để cùng khai thác. Theo danh sách mà FIFA công bố, có 51 quốc gia có nhiều nhà đài cùng mua bản quyền để khai thác chung, phần lớn trong số này là các nước đang phát triển.

Với các nhà đài phát miễn phí World Cup 2018, phương án thu hồi vốn khả thi nhất vẫn là qua doanh thu quảng cáo như trường hợp của VTV năm 2014

Bên cạnh đó không ít quốc gia có sự tham gia mua bản quyền World Cup của những doanh nghiệp không thuộc ngành truyền hình. Ví dụ điển hình nhất là Thái Lan khi có tới 9 doanh nghiệp, trong đó có cả những doanh nghiệp giải khát, thực phẩm, hóa chất, năng lượng hay ngân hàng, cùng góp 44 triệu USD để mang World Cup về phát miễn phí cho người dân Thái.

Chia đều khoản chi phí, 9 doanh nghiệp trên chỉ mất trung bình 5 triệu USD để độc quyền quảng cáo suốt giải đấu mà không vấp phải sự cạnh tranh về sóng truyền hình với các doanh nghiệp cùng ngành.

Một chuyên gia truyền thông nói rằng số tiền trên là hợp lý cho một chiến dịch quảng cáo kéo dài liên tục 1 tháng với tỷ lệ người xem dự kiến sẽ cao kỷ lục.

Không những vậy, việc 9 doanh nghiệp tư nhân mang World Cup về chiếu miễn phí cũng là động thái quan hệ công chúng rất tích cực với nhân dân, mang về những giá trị vô hình cho thương hiệu của doanh nghiệp.

"Trên đây là thông tin tham khảo dựa trên những thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm cung cấp cho người đọc hoặc người nghe kiến thức về một chủ đề cụ thể. Thông tin này có thể được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, học tập, giải trí hoặc công việc."

Bài liên quan