Người Malaysia: “Chúng tôi chính là Barca của Đông Nam Á; Việt Nam chẳng là gì cả”

Trận thua 0-2 tại vòng bảng trước đối thủ Việt Nam trở thành bước ngoặt với thầy trò Tan Cheng Hoe. Họ thi đấu thăng hoa sau đó, và bây giờ góp mặt trận chung kết AFF Cup 2018.

Đội tuyển Malaysia đang có một HLV mang tư duy hiện đại, họ cũng sở hữu nhiều cầu thủ tạo đột biến cao và đặc biệt tiến bộ qua từng trận đấu. Không cần bàn cãi, nhà cựu vô địch AFF Cup 2010 chính là đối thủ đáng gờm nhất với đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2018.

“Malaysialona” của Đông Nam Á

Trận chung kết AFF Cup 2018 giữa Malasyia và Việt Nam sẽ là cuộc đối đầu của hai trường phái bóng đá“, Keeshaanan Sundaresan – biên tập viên của Fox Sports Malaysia và FourFourTwo phiên bản Malaysia – bình luận.

Thứ bóng đá của Malaysia được so sánh với Barcelona lừng danh.

Người Malaysia tự coi mình là một “Barcelona phiên bản Đông Nam Á“, với lối chơi hoa mỹ và những tình huống dàn xếp tấn công đẹp mắt. “Malaysialona” – là từ được nhiều cổ động viên và thậm chí là truyền thông Malaysia mô tả để nói về màn trình diễn của đội nhà ở AFF Cup 2018.

Cơ sở cho nhận định này, chính là siêu phẩm của hậu vệ Syahmi Safari trong trận bán kết lượt về với Thái Lan. Mười bốn đường chuyền, bóng được triển khai từ sân nhà, qua nhiều chạm và vào lưới theo cách rất đẹp mắt.

Đó là trận đấu mà người Malaysia đã may mắn khi thoát thua phút cuối, nhưng xét tổng thể trong cả hai lượt trận, họ xứng đáng là đội đi tiếp.

Dưới bàn tay của HLV Tan Cheng Hoe, “những chú hổ Harimau” được giới chuyên môn đánh giá cao nhờ khả năng ứng biến và lối chơi bóng đá hiện đại.

Trường phái bóng đá theo kiểu “possession football” – chủ động cầm bóng và triển khai tấn công ngay từ phần sân nhà – đang là lối chơi thời thượng trên thế giới, và được HLV 49 tuổi áp dụng.

Càng đá, tuyển Malaysia lại càng hay.

Trước đó, bàn thắng mở tỷ số của tiền đạo Norshahrul Idlan Talaha trong trận gặp Myanmar cũng là một siêu phẩm phối hợp kiểu tương tự như vậy. Ở khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm trở lại đây, ngoại trừ Thái Lan, có rất ít đội tuyển quốc gia khác thực hiện được những bàn thắng kiểu như vậy.

Hầu hết trong các trận đấu ở AFF Cup năm nay, Malaysia đều có tỷ lệ kiểm soát bóng nhiều hơn đối thủ. Thất bại duy nhất của họ ở giải lần này là trước Việt Nam tại Mỹ Đình, trong trận đấu đội này có tỷ lệ cầm bóng lên tới 69% (so với 31% của đội chủ nhà).

Người Malaysia không chỉ nhắc nhiều đến việc HLV Tan Cheng Hoe từng là trợ lý cho “phù thủy” Rajagobal trong chức vô địch AFF Cup 2010, mà còn nhắc đến chiến lược gia 50 tuổi như “bậc thầy chiến thuật” với lối chơi đa dạng và tấn công biến ảo.

Ngay khi AFF Cup chỉ mới bắt đầu, cây viết Gabriel Tan của Fox Sports Asia phải thốt lên: “Hãy giành những tràng vỗ tay cho những điều chỉnh táo bạo của HLV Tan Cheng Hoe“. Gặp Lào ở vòng bảng, có thời điểm HLV này chơi với sơ đồ 4-1-5, gồm 5 cầu thủ tấn công sau khi đội nhà bị dẫn trước.

Một đội bóng càng đá càng hay

Một điều người ta có thể dễ dàng nhận ra ở các đội tuyển của Malaysia trong nhiều năm qua, đó là việc họ càng vào sâu lại càng chơi hay. “Đội bóng đã trưởng thành lên theo từng trận đấu“, cây viết Kin Fai của Goal phân tích. Càng chơi, Malaysia càng cho thấy sự tiến bộ.

Tahala là niềm kỳ vọng của bóng đá Malaysia.

Tờ New Straits Times của Malaysia đã dùng từ “Cheng Hoe-ball” để mô tả về lối chơi của đội nhà ở giải năm nay, phỏng theo các lối chơi như “Sarri-ball” hay “Wenger-ball” của hai CLB hàng đầu nước Anh, Chelsea và Arsenal.

Không chỉ sở hữu một HLV tài năng mang tư tưởng bóng đá hiện đại, Malaysia còn sở hữu những cá nhân bản lĩnh và có khả năng tạo đột biến cực tốt. Cú nã đại bác tuyệt vời mà hậu vệ phải Syahmi Safari làm được vào lưới Thái Lan cho thấy điều này.

Dù Syahmi Safari bị đuổi khỏi sân vì lỗi chơi bóng bằng tay sau đó, tuy nhiên cầu thủ này có thể góp mặt ở trận lượt về. Mohamadou Sumareh, tiền đạo nhập tịch gốc Gambia, thì sở hữu tốc độ và nền tảng thể lực sung mãn. Anh từng khiến hàng thủ Thái Lan chao đảo ở trận lượt đi trên sân Bukit Jalil.

Và đặc biệt, người ta ta không thể bỏ quên chân sút Norshahrul Idlan Talaha, được xem “hung thần của tuyển Việt Nam“. Số 9 đã tập tễnh rời sân ở phút 80 của trận bán kết lượt về, nhưng theo báo chí Malaysia tình hình sức khỏe của anh đang khả quan và có thể hồi phục sớm.

Trang Fox Sports Asia đã coi Talaha là chân sút “hay nhất AFF Cup năm nay“, chứ không phải người đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới Adisak của Thái Lan. Một thống kê được chỉ ra, trong năm 2018, Talaha ghi tới 6 bàn sau 9 lần ra sân cho ĐTQG.

Ở tuổi 32, cầu thủ này đang cho thấy “gừng càng già càng cay” sau bàn thắng quan trọng vào lưới Thái Lan ở bán kết lượt về. Trao đổi với Zing.vn, chuyên gia bóng đá Đông Nam Á Steve Darby, thầy cũ của Tahala, nhận xét trung phong này mang tố chất rất quái trong lối chơi.

Tahala không phải cầu thủ có tốc độ, nhưng chơi bóng bằng sự thông minh. Tiền đạo này biết khi nào phải tăng tốc, rê dắt và thậm chí té ngã. Lúc tôi dẫn dắt CLB Perak, bản thân từng huấn luyện chân sút này. Năm đó, Tahala mới 19 tuổi, nhưng đã tiến bộ và chơi bóng rất thông minh“, ông Darby nói.

Rõ ràng, Malaysia sẽ là một thử thách xứng tầm cho Việt Nam trên con đường đến chức vô địch AFF Cup 2018.

Bài liên quan