Sau đây là top 5 người gác đền xuất sắc nhất trong lịch sử BĐVN khiến báo chí nước ngoài cũng phải kính nể vài phần.
5. Trần Minh Quang
Sinh ngày 19-4-1973, tại TP Qui Nhơn trong một gia đình có tới 10 anh chị. Minh Quang nổi bật với chiều cao khá ấn tượng thời bấy giờ: 1,76m,nặng: 69kg. Học năng khiếu bóng đá từ năm 1987, khi Minh Quang được bổ sung vào danh sách đội bóng đá Bình Định (1992) thì tên tuổi của thủ môn Nguyễn Văn Cường đang “nổi như cồn”, nên vị trí của anh ít được chú ý. Cuối năm 1996, Minh Quang được gọi tập trung vào đội tuyển Olympic Quốc gia. Đây có thể coi là “bước ngoặt “ quan trọng đối với cuộc đời thủ môn của Quang.
SEA Games 20 (1999) tổ chức tại Brunei, Trần Minh Quang đã thi đấu ngoan cường, xuất sắc, góp phần giúp đội tuyển Việt Nam đoạt HCB. Điều đáng nói, ở giải này, Minh Quang đã lập một kỷ lục 490 phút giữ sạch mảnh lưới cho đội tuyển Việt Nam.
Kể từ đó Trần Minh Quang thi đấu ngày càng tự tin, ổn định; đồng thời, bề dày thành tích của anh cũng từng bước nhân lên. Sau một thời gian tạm “nhường bước” Võ Văn Hạnh (SLNA), Minh Quang đã dần khẳng định vị trí số 1 thủ môn Việt Nam. Tại Tiger Cup 2002, Quang đã thi đấu cực kỳ xuất sắc, bảo vệ tốt khung thành, góp phần cùng Đội tuyển Việt Nam đoạt HCĐ
Trong vai trò Đội trưởng Đội bóng đá Bình Định, Trần Minh Quang luôn gương mẫu trong tập luyện, sinh hoạt; góp phần quan trọng trong việc đưa Đội Bình Định thăng hạng nhất,hạng chuyên nghiệp và trụ hạng trong mùa giải vừa qua
Sự nghiệp của thủ môn Trần Minh Quang có thể kể đến những cột mốc đáng nhớ như: Học năng khiếu bóng đá từ năm 1987. Chính thức khoác áo Đội bóng đá Bình Định năm 1992. Khoác áo Đội tuyển Olympic Quốc gia năm 1996, khoác áo Đội tuyển Quốc gia năm 1997
Thành tích: HCB Tiger Cup 98, HCB SEA Games 99, HCĐ Tiger Cup 2002, danh hiệu “Quả bóng bạc” Việt Nam 2002.
4. Nguyễn Thế Anh
Bỏ qua thời kỳ quá độ, với những thủ môn như Trần Minh Quang hay Đặng Tuấn Điệp vẫn còn xuất hiện trong khung thành ĐT Việt Nam những năm 2004-2005, có thể nói Nguyễn Thế Anh là đại diện ưu tú đầu tiên cho các thủ môn thế hệ đầu 8x
Thế Anh bắt đầu được chú ý từ VCK U21 QG-Cúp Báo Thanh Niên 2000, giải đấu mà SLNA lần đầu tiên soán ngôi của Thể Công (cũ), nhưng phải đợi đến SEA Games 2001, nơi mà môn bóng đá nam lần đầu tiên quy định độ tuổi dưới 23, Thế Anh mới chính thức đeo găng ở tuổi 20.
Khi ĐT Việt Nam tập trung chuẩn bị Tiger Cup 2002 (giải đấu tiền thân của AFF Cup bây giờ), Thế Anh bắt dự bị cho Minh Quang và đến kỳ SEA Games 2003 trên sân nhà, Thế Anh là nhân tố chính giúp U23 Việt Nam vào đến trận chung kết.
3. Võ Văn Hạnh
Nếu có cuộc bình chọn về cầu thủ bí hiểm nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam, thủ môn Võ Văn Hạnh về nhì thì chắc không ai dám về nhất.
Năm 16 tuổi, Võ Văn Hạnh bắt đầu tập luyện bóng đá và bắt 2 năm cho Phú Yên. Đó cũng là điểm khởi đầu cho sự nghiệp lẫy lừng của một trong những thủ môn xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Kỷ lục đầu tiên và đáng tự hào nhất với thủ môn Võ Văn Hạnh là thời gian thi đấu đỉnh cao dài nhất. Anh từ giã sự nghiệp ở tuổi 39, sau 23 năm xỏ găng, đứng trong khung thành và hơn biểu tượng của Thể Công là thủ môn Trần Văn Khánh 1 năm. Ngay cả các đồng nghiệp, chơi cùng vị trí cũng thừa nhận, chơi đỉnh cao lâu, ổn định và đạt nhiều thành tích như Võ Văn Hạnh là điều rất hiếm.
Thủ môn Võ Văn Hạnh còn sở hữu hàng loạt những kỷ lục đáng mơ ước khi trở thành thủ môn đầu tiên giành danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam (sau này có thêm Dương Hồng Sơn sau chức vô địch AFF Suzuki Cup 2008), giành nhiều danh hiệu vô địch quốc gia nhất Việt Nam, với 5 lần đăng quang. Cụ thể, thủ môn Võ Văn Hạnh lên ngôi cùng SLNA (2000, 2001), HAGL (2003, 2004), SHB.ĐN (2009); 1 Cúp QG; 4 lần đoạt danh hiệu Siêu Cúp QG. Đặc biệt, chàng thủ thành ít nói nhưng dễ thương này gần như đến đội bóng nào, đội bóng đó… giành HCV và được đồng đội gọi là “Vua Midas” – người mà chạm vào đâu cũng biến thành vàng
Dù rất thành công ở cấp CLB nhưng cánh cửa đội tuyển luôn quay mặt lại với thủ môn Võ Văn Hạnh. Chỉ khoác áo đội tuyển vỏn vẹn có 3 năm, đôi găng vàng của bóng đá Việt Nam trong giai đoạn ấy chỉ có 1 lần được ra sân ở 2 kỳ Tiger Cup mà anh tham dự. Nhưng đó là trận đấu đáng quên bởi ĐT Việt Nam đã thất bại 0-3 trước Malaysia trong trận tranh HCĐ ở Tiger Cup 2000.
2. Trần Văn Khánh
Hai thế hệ, 7 thủ thành đều từng bắt cho các đội tuyển quốc gia – gia đình thủ thành huyền thoại Trần Văn Khánh quả là vô cùng đặc biệt.
Thủ môn Trần Văn Khánh – “Con hổ xám trong khung thành”
Cựu thủ môn Thể Công (cũ) và ĐT Việt Nam 2, thời trước khi đất nước thống nhất và hội nhập trở lại, Trần Văn Khánh, từng được nhà thơ Anh Ngọc dành đến 99 trang sách, trong cuốn truyện ký “Ba cuộc đời một trái bóng” (2 nhân vật còn lại là trung phong lẫy lừng Ba Đẻn – Nguyễn Thế Anh (63 trang) và trung vệ Nguyễn Trọng Giáp (48 trang))
Trần Văn Khánh được huấn luyện bởi chuyên gia – cựu thủ môn ĐT Liên Xô (cũ) Achimov, người vẫn được ví là “con hổ xám trong khung thành”, tại trường huấn luyện (giai đoạn 1965 – 1968). Thế nhưng, ông Khánh lại thần tượng huyền thoại Lev Yashin.
Điểm bắt đầu của ông là khi cùng Thể Công trong trận giao hữu với Cuba ở sân Hàng Đẫy năm 1970 và khép lại với trận gặp CHDC Đức (cũ) ở SKDA ’84. Ngày ấy ông bắt cho Thể Công và cũng không thể nhớ bao nhiêu lần ông khoác áo ĐTQG. Chỉ biết một điều, rằng khi bắt đầu ông đã là thủ môn số 1. Và khi ông chia tay, trong trận Việt Nam 2 thắng CHDC Đức 3-1 thật oanh liệt, ông cũng là thủ môn số 1, nhân vật chính của trận đấu với những pha cứu thua mà người hâm mộ ở đất Sài thành khi ấy cũng phải khâm phục.
“Bay như Khánh, đánh như Kim” là câu CĐV bóng đá ngày ấy đúc kết. Sở dĩ có câu này bởi ông Khánh có những cú bật cao rồi bay ngược người trở lại phía sau cứu được những bàn thua không tưởng hay bật ra góc đón gọn một cú sút búa bổ mà ai cũng tưởng vào đến mười mươi.
Thời ông Khánh, bóng đá Việt Nam không thiếu những tiền đạo giỏi với các “món võ” riêng, bên cạnh đó là những trận cầu nảy lửa ở những giải đá bóng SKDA dành cho các nước XHCN. Chuyện cả sân vận động vạn người vẫn cứ lặng phắc, rồi ồ lên tán thưởng, rồi những tiền đạo quốc tế lừng lẫy bên phía đối phương cũng phải bày tỏ sự nể phục là điều vẫn liên tục xảy ra khi thủ thành Văn Khánh đứng trong khung gỗ.
1. Phan Văn Rạng
Khó thủ môn Việt Nam nào có thể cạnh tranh với “Lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng. Một vị trí gần như là “bất khả xâm phạm” mà đến nay dù đã từ giã sân cỏ gần 40 năm, tên tuổi của ông vẫn mãi mãi sống trong ký ức những người hâm mộ bóng đá như một huyền thoại
Thủ môn Phạm Văn Rạng được đánh giá là một trong những thủ môn xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Thời còn thi đấu, cái tên Phạm Văn Rạng đã lan rộng ra khắp châu Á. Với thành tích tham dự SEAP Games 1959, 1963, 1965; Á vận hội 1958 và 1962, Cúp Merdeka (Malaysia) từ năm 1958 đến năm 1962. Và giành được HCV SEAP Games 1959, HCĐ SEAP Games 1963 và 1965. Á quân giải châu Á 1958 và 1962. Ông được AFC đánh giá là thủ môn số 1 châu Á.
Phan Văn Rạng, thủ môn duy nhất trên Thế giới bắt dính 3 quả 11m của Vua bóng đá Pele
Báo chí nước ngoài từng ca ngợi và tôn vinh ông là “Đệ nhất thủ môn Á châu” cùng với biệt danh “Lưỡng thủ vạn năng”. Ông từng giúp đội tuyển Châu Á hạ gục Chelsea và là thủ môn duy nhất trên Thế giới bắt dính 3 quả 11m của Vua bóng đá Pele.