Top 7 huyền thoại châu Á vĩ đại từng khiến châu Âu rùng mình khiếp sợ: Vị trí số 1 là huyền thoại Barca!

Bóng đá châu Á cũng sản sinh ra rất nhiều tên tuổi lẫy lừng từng khuynh đảo cả châu Âu. Cùng xem họ là những ai.

1. Paulino Alcantara (Philippines)

Trong lịch sử của Barcelona, hẳn nhiều người sẽ bất ngờ với cái tên Paulino Alcantara, người góp mặt trong bảng danh sách những Vua phá lưới của câu lạc bộ danh tiếng này.

Paulino Alcantara (Philippines)

Paulino Alcantara sinh ra ở Philippines, chuyển sang thi đấu cho Barcelona năm 1912 khi mới 15 tuổi. Ông đã trở thành người Châu Á đầu tiên chơi bóng ở Châu Âu, cũng như giữ kỷ lục cầu thủ trẻ nhất có được bàn thắng trong màu áo Barca tính đến nay.

Ngay trong trận đấu đầu tiên của mình cho Barca, Paulino ghi một hattrick trong chiến thắng 9 – 0 của đội chủ nhà trước sự chứng kiến của chừng 100 khán giả lúc bấy giờ.

Paulino Alcantara (Philippines)

Giai đoạn 1916-1918, ông thi đấu cho Bohemian Sporting vì bố mẹ ông quyết định quay về Phillipines và sẽ dẫn theo con trai mình. Trong hai mùa giải ngắn ngủi thi đấu cho Bohemian đó, ông giúp đội bóng giành 2 chức vô địch Phillipines Championships. Năm 1917, ông được gọi vào đội tuyển Phillipines.

Thế nhưng niềm vui của Paulino lại là nỗi buồn của… Barca. Vắng chân sút tốt nhất của mình trong đội hình, “Gã khổng lồ xứ Catalunya” không giành được bất kỳ chức vô địch chuyên nghiệp nào. Vậy là lời thỉnh cầu từ Tây Ban Nha được gửi đến bố mẹ ông: “Làm ơn để con trai ông bà quay trở lại”. Thế là 1918 Alcantara quay lại…

Paulino Alcantara (Philippines)

Huyền thoại đến từ Đông Nam Á này được người hâm mộ đặt biệt danh “el Rompe redes” (Máy dội bom) nhờ khả năng ghi bàn siêu hạng.

Sau 16 năm thi đấu cho Barcelona, Alcantara ghi được 369 bàn thắng trong 357 trận (gồm cả chính thức lẫn giao hữu). Ông giành 5 chiếc Cúp Nhà Vua và 10 danh hiệu vô địch xứ Catalunya.

Paulino Alcantara (Philippines)

Ông mất vào năm 1964 ở tuổi 68.

2. Yasuhiko Okudera (Nhật Bản)

Cầu thủ Châu Á đầu tiên đến Bundesliga chơi bóng chính là Yasuhiko Okudera. Năm 1977, tiền vệ này rời Furukawa Electric để đến đầu quân cho FC Köln, mở ra một giai đoạn thăng hoa trong sự nghiêp của mình.

2. Yasuhiko Okudera (Nhật Bản)

Ngay ở mùa giải đầu tiên với Koln, ông đã giành cú đúp danh hiệu vô địch Bundesliga và Cúp Quốc Gia Đức. Những năm tiếp theo, Okudera chuyển sang đầu quân cho Hertha BSC và Bremen. Tại đây, ông vẫn có được phong độ tốt và giúp đội bóng đạt được thành tích cao trên BXH.

2. Yasuhiko Okudera (Nhật Bản)

Hơn hết Yasuhiko Okudera chính là người có công lớn trong quá trình vận động bóng đá Nhật Bản tiến lên chuyên nghiệp. Ông vận dụng hình ảnh của mình để thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyên nghiệp hóa hợp đồng giữa cầu thủ với CLB. Okudera là cầu thủ có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bóng đá Nhật như ngày hôm nay. Ông xứng đáng là huyền thoại vĩ đại nhất làng bóng đá của đất nước mặt trời mọc.

3. Cha Bum Kun (Hàn Quốc)

Cha Bum Kun là huyền thoại của bóng đá Hàn Quốc, đồng thời là cầu thủ đầu tiên của Hàn Quốc ra nước ngoài chơi bóng.

Cha Bum Kun (Hàn Quốc)

Năm 1978, ở tuổi 25, ông sang Đức thi đấu cho SV Darmstadt 98. Tuy nhiên, tên tuổi của Cha Bum Kun được biết đến khi gia nhập Eintracht Frankfurt. Tiền đạo này nhanh chóng ghi được dấu ấn của mình và nghiễm nhiên có được một suất chính thức trong đội hình và cùng CLB này giành chức vô địch UEFA Cup và Cúp Quốc Gia Đức.

Cha Bum Kun (Hàn Quốc)

Năm 1983, huyền thoại người Hàn Quốc ký hợp đồng với Bayer Leverkusen. Tại đây, ông tiếp tục có lần thứ hai được nâng cao chiếc cúp UEFA. Trong 11 năm chinh chiến tại Đức, Cha Bum Kun đã ghi được tổng cộng 121 bàn thắng sau 372 lần ra sân trên tất cả các đấu trường.

4. Hidetoshi Nakata (Nhật Bản)

Nhắc đến bóng đá Nhật ở thời kì hiện đại mà không nhắc đến Nakata quả là điều thiếu sót lớn.

Nakata bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1997, khi anh thi đấu cho CLB Bellmare Hiratsuka tại J-League. Với phong độ chói sáng, anh ngay lập tức được gọi vào đội tuyển quốc gia và thi đấu ấn tượng tại France 98 khi mới chỉ 21 tuổi.

Hidetoshi Nakata (Nhật Bản)

Được đánh giá là tài năng trẻ sáng giá nhất châu Á khi đó, Nakata được Perugia nhanh tay mua về và bắt đầu những ngày chinh chiến tại châu Âu của mình. Tại Perugia, Nakata trở thành nhạc trưởng của CLB này. Ngay trong trận đấu ra mắt, anh đã ghi được 2 bàn thắng vào lưới Juventus, trong đó có một pha lốp bóng tuyệt đẹp.

Chỉ sau 2 mùa bóng, trước sự giành giật của rất nhiều ông lớn, trong đó có cả Manchester United, Nakata đã được đội bóng khổng lồ AS Roma đưa về sân Olympico tháng 1 năm 2000. Từ thời gian này, anh bắt đầu thu thập những danh hiệu Italia và đến nay trong bộ sưu tập của anh đã có đầy đủ cả Scudetto và Coppa Italia.

Hidetoshi Nakata (Nhật Bản)

Ngay trong mùa giải thứ 2 của mình tại Rome, Nakata đã đóng vai trò quan trọng trong mùa giải rực rỡ của đội bóng. Anh trở thành người châu Á đầu tiên nâng cao Scudetto và nhận danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất châu Á đến 2 lần

Nakata là chủ nhân của hai Quả Bóng Vàng Châu Á liên tiếp: 1997, 1998. Anh cũng là một trong hai cầu thủ Châu Á có tên trong top 100 của FIFA.

5. Shunsuke Nakamura (Nhật Bản)

Nói đến Nakamura là người ta nhớ ngay đến một cầu thủ có cái chân trái kỳ diệu cùng khả năng xoay chuyển cục diện trận đấu bằng những khoảnh khắc xuất thần.

Shunsuke Nakamura (Nhật Bản)

Nakamura trưởng thành từ CLB Yokohama Marinos, từ đó tài năng của anh được phát hiện và sau đó anh gia nhập đội tuyển Olympic quốc gia Nhật Bản. Nakamura bắt đầu phiêu lưu tại châu Âu sau Cup thế giới 2002. Trong màu áo Reggina, anh chứng tỏ mình là một cầu thủ dẫn dắt lối chơi khá toàn diện tại đấu trường cạnh tranh khốc liệt như Serie A.

Kỹ năng ghi bàn cũng là điểm mạnh đáng được nói đến ở Nakamura dù anh chuyền nhiều gấp mấy lần sút: 11 bàn trong hơn 80 trận cho Reggina. Anh có ba mùa giải khoát áo Reggina và giúp CLB trụ hạng thành công.

Shunsuke Nakamura (Nhật Bản)

Sau 3 năm tại Serie A , tiền vệ người Nhật Bản đã chuyển sang thi đấu cho Celtic ở mùa giải 2005-06. Khi đến Scotland, Nakamura còn phát huy được nhiều hơn tài năng của mình, anh thích nghi rất nhanh với môi trường mới và tiếp tục thể hiện lối chơi thông minh, kỹ thuật. Sau 4 mùa giải thi đấu ở đây, tiền vệ này đã giành 3 chức vô địch Premier League, hai League Cup, 1 Cúp Quốc Gia và vô vàn danh hiệu cá nhân khác.

Anh quyết định chia tay Celtic vào mùa Hè năm 2009 để đến đầu quân cho Espanyol nhưng không mấy thành công. Nakamura là một trong những cầu thủ châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại, anh khẳng định tên tuổi của mình ở châu Âu đặc biệt nổi tiếng bằng hàng chục pha sút phạt xuất thần. Với cái chân trái kì diệu của mình Nakamura đã tạo ra rất nhiều cảm xúc cho người hâm mộ mổi khi xem anh thi đấu.

6. Park Ji Sung (Hàn Quốc)

Một cái tên không thể không nhắc đến chính là Park Ji Sung. Ở mùa giải 2004-05, anh là nhân tố chính đưa PSV lọt vào bán kết Champions League. Chính vì màn trình diễn ấy mà Sir Alex Ferguson đã quyết định chi 4 triệu bảng để đem anh về Old Trafford và ở MU anh luôn được Sir Alex trọng dụng trong các trận cầu lớn.

6. Park Ji Sung (Hàn Quốc)

Trong 7 mùa bóng chơi cho Quỷ đỏ, Park Ji Sung ghi tới 27 bàn thắng trong tổng cộng 207 trận, cùng CLB giành 4 danh hiệu Premier League, 3 League Cup, 1 UEFA Champions League và 1 Club World Cup. Các CĐV United đã đặt biệt danh cho anh là “Three-Lung Park” (Park ba phổi) vì sức mạnh và tốc độ thường thấy ở tiền vệ này mỗi khi ra sân.

6. Park Ji Sung (Hàn Quốc)

Không chỉ là tài năng xứ Hàn, Park Ji Sung còn được các fan hâm mộ không thua kém các thần tượng âm nhạc bởi vẻ ngoại đẹp trai. Anh từng được fan nữ gọi là “hoàng tử bóng đá xứ kim chi”.

7. Shinji Kagawa (Nhật Bản)

Mùa hè năm 2010, Borussia Dortmund đã có được một món hời khi chỉ phải bỏ ra 350.000 euro để chiêu mộ Kagawa. Ngay lập tức, anh đã tỏa sáng tại đội bóng áo vàng – đen và là một trong những nhân tố chính để đem về hai chức vô địch Bundesliga liên tiếp (2010-11, 2011-12) và một Cúp Quốc Gia Đức (2011-12). Trong hai mùa giải như mơ cùng Dortmund anh ghi tới 29 bàn thắng. Cũng trong năm 2012, Kagawa được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất Châu Á.

Shinji Kagawa (Nhật Bản)

Sau khi thi đấu xuất sắc trong màu áo Dortmund, MU quyết định kéo Kagawa về sân Old Traffort. Kagawa đi vào lich sử bóng đá Nhật Bản với tư cách là cầu thủ Nhật đầu tiên khoác áo Quỷ đỏ.

Shinji Kagawa (Nhật Bản)

Đến với Premier League, Kagawa gặp những khó khăn nhất định nhưng cũng để lại ấn tượng với 6 pha lập công. Tuy nhiên, kết thúc mùa bóng, tiền vệ người Nhật Bản đã trở lại Dortmund. Vừa trở lại CLB cũ anh tiếp tục để lại dấu ấn của mình và đang cùng Dortmund thi đấu khá tốt trong mùa bóng này.

 

Bài liên quan