Sau nhiều năm cùng Barcelona chinh phạt châu Âu, Victor Valdes dính chấn th ương q uái á c và chấp nhận rời bỏ đội bóng xứ Catalan để đầu quân cho Man Utd. Tại Old Trafford, Valdes sắm vai người thừa, chỉ được ra sân vỏn vẹn 2 lần trong vòng 1 năm rưỡi. Valdes bị MU đem cho Standard Liege mượn, sau đó bán hẳn cho Middlesbrough. Cựu thủ môn Barcelona tuyên bố giải nghệ vào đầu năm 2018.
6. Papy Djilobodji (Chelsea)
Papy Djilobodji là bản hợp đồng quái lạ nhất mà Chelsea từng mang về Stamford Bridge. Trong cơn khủng hoảng thiếu hậu vệ, The Blues sẵn sàng chi số tiền 2,2 triệu bảng để mua đúng 1 năm hợp đồng còn lại của hậu vệ người Senegal với Nantes. Tại Chelsea, Djilobodji chỉ chơi đúng 1 phút và bị tống khứ khỏi đây đúng 1 năm sau.
Papy Djilobodji là bản hợp đồng quái lạ nhất mà Chelsea từng mang về Stamford Bridge. Trong cơn khủng hoảng thiếu hậu vệ, The Blues sẵn sàng chi số tiền 2,2 triệu bảng để mua đúng 1 năm hợp đồng còn lại của hậu vệ người Senegal với Nantes. Tại Chelsea, Djilobodji chỉ chơi đúng 1 phút và bị tống khứ khỏi đây đúng 1 năm sau.
5. Bebe (Man Utd)
Từng được kì vọng là người thay thế Cristiano Ronaldo nhưng Bebe lại là cầu thủ tệ hại nhất lịch sử Man Utd. Anh là cầu thủ đầu tiên được chiêu mộ mà Sir Alex chưa từng xem băng hình trước đó, và tất nhiên, chiến lược gia người Scotland đã phải trả giá cho sự chủ quan của mình. Sau 4 năm tại Old Trafford, Bebe chỉ ra sân vỏn vẹn 7 lần và ghi 1 bàn cho Quỷ đỏ, trước khi phiêu dạt sang Benfica.
Từng được kì vọng là người thay thế Cristiano Ronaldo nhưng Bebe lại là cầu thủ tệ hại nhất lịch sử Man Utd. Anh là cầu thủ đầu tiên được chiêu mộ mà Sir Alex chưa từng xem băng hình trước đó, và tất nhiên, chiến lược gia người Scotland đã phải trả giá cho sự chủ quan của mình. Sau 4 năm tại Old Trafford, Bebe chỉ ra sân vỏn vẹn 7 lần và ghi 1 bàn cho Quỷ đỏ, trước khi phiêu dạt sang Benfica.
4. Kim Kallstrom (Arsenal)
Trong cơn khủng hoảng tiền vệ, Arsene Wenger lập tức mang về Kim Kallstrom nhưng quá muộn để nhận ra đây là bản hợp đồng hớ của Arsenal. Chấn th ương lưng của tiền vệ người Thụy Điển trong gần 6 tháng đã hại cả anh lẫn đội chủ sân Emirates. Không ghi dấu ấn được nhiều, Kallstrom trở về Nga chỉ 3 tháng sau đó dù rất muốn ở lại cống hiến cho pháo thủ thành London.
Trong cơn khủng hoảng tiền vệ, Arsene Wenger lập tức mang về Kim Kallstrom nhưng quá muộn để nhận ra đây là bản hợp đồng hớ của Arsenal. Chấn th ương lưng của tiền vệ người Thụy Điển trong gần 6 tháng đã hại cả anh lẫn đội chủ sân Emirates. Không ghi dấu ấn được nhiều, Kallstrom trở về Nga chỉ 3 tháng sau đó dù rất muốn ở lại cống hiến cho pháo thủ thành London.
3. Iago Aspas (Liverpool)
Iago Aspas đã từng là bản hợp đồng khó hiểu của Liverpool khi lúc đó The Kop đã sở hữu 2 tiền đạo đẳng cấp là Luis Suarez và Daniel Sturridge. Gia nhập quỷ đỏ vùng Merseyside từ Celta Vigo mùa 2014 với mức giá rơi vào khoảng 9 triệu bảng, Aspas chỉ được ra sân 14 lần và ghi 1 bàn thắng vào lưới đối thủ vô danh Oldham Athletic ở FA Cup. Thế nhưng sau khi trở về Tây Ban Nha, Aspas chơi thăng hoa và hiện đang là cầu thủ nội sở hữu hiệu suất ghi bàn tốt nhất tại La Liga. Khả năng tham dự World Cup 2018 của Aspas là rất cao khi anh là sự lựa chọn thứ 2 chỉ sau Diego Costa.
Iago Aspas đã từng là bản hợp đồng khó hiểu của Liverpool khi lúc đó The Kop đã sở hữu 2 tiền đạo đẳng cấp là Luis Suarez và Daniel Sturridge. Gia nhập quỷ đỏ vùng Merseyside từ Celta Vigo mùa 2014 với mức giá rơi vào khoảng 9 triệu bảng, Aspas chỉ được ra sân 14 lần và ghi 1 bàn thắng vào lưới đối thủ vô danh Oldham Athletic ở FA Cup. Thế nhưng sau khi trở về Tây Ban Nha, Aspas chơi thăng hoa và hiện đang là cầu thủ nội sở hữu hiệu suất ghi bàn tốt nhất tại La Liga. Khả năng tham dự World Cup 2018 của Aspas là rất cao khi anh là sự lựa chọn thứ 2 chỉ sau Diego Costa.
2. Antonio Cassano (Real Madrid)
Real quyết định mua Cassano bởi anh là một hiện tượng tại Serie A cũng như trong màu áo ĐTQG Italia. Thậm chí, Cassano còn có màn ra mắt vô cùng ấn tượng khi chỉ mất 3 phút để có bàn thắng đầu tiên cho Los Blancos. Tuy nhiên tính cách bốc đồng của tiền đạo người Italia đã khiến anh trở thành một trong những bản hợp đồng thất bại nhất tại Bernabeu. Năm 2008, Cassano quyết định trở lại Italia để đầu quân cho Sampdoria theo dạng cho mượn và mất hút luôn từ đó.
Real quyết định mua Cassano bởi anh là một hiện tượng tại Serie A cũng như trong màu áo ĐTQG Italia. Thậm chí, Cassano còn có màn ra mắt vô cùng ấn tượng khi chỉ mất 3 phút để có bàn thắng đầu tiên cho Los Blancos. Tuy nhiên tính cách bốc đồng của tiền đạo người Italia đã khiến anh trở thành một trong những bản hợp đồng thất bại nhất tại Bernabeu. Năm 2008, Cassano quyết định trở lại Italia để đầu quân cho Sampdoria theo dạng cho mượn và mất hút luôn từ đó.
1. Marko Marin (Chelsea)
Từng được mệnh danh là “Messi nước Đức”, Marin đến Chelsea với kì vọng lớn lao là truyền nhân của Arjen Robben ở hành lang cánh của Chelsea. Tuy vậy, dấu ấn mà tiền vệ người Đức để lại chỉ là nỗi thất vọng lớn và những chấn th ương liên miên. Ngay cả khi khỏe mạnh, Marko Marin cũng chỉ là sự lựa chọn thứ 4, sau cả Victor Moses chứ chưa nói đến Hazard hay Mata.
Từng được mệnh danh là “Messi nước Đức”, Marin đến Chelsea với kì vọng lớn lao là truyền nhân của Arjen Robben ở hành lang cánh của Chelsea. Tuy vậy, dấu ấn mà tiền vệ người Đức để lại chỉ là nỗi thất vọng lớn và những chấn th ương liên miên. Ngay cả khi khỏe mạnh, Marko Marin cũng chỉ là sự lựa chọn thứ 4, sau cả Victor Moses chứ chưa nói đến Hazard hay Mata.