Đã rõ lý do vì sao cầu thủ nhập tịch không bao giờ được trọng dụng trên tuyển, hóa ra tất cả đã trách nhầm VFF

Đã thành chuyện thường ngày, mỗi khi đội tuyển Việt Nam tập trung thì lại có những tranh cãi quanh việc nên hay không tạo cơ hội cho các cầu thủ nhập tịch.

 

 

Trường hợp được nhắc tới nhiều nhất gần đây là tiền đạo Hoàng Vũ Samson của CLB Hà Nội. Khó ai có thể phủ nhận trình độ chuyên môn của Samson, vốn được chứng tỏ qua nhiều mùa giải ở V-League. Trong bối cảnh tuyển Việt Nam thiếu một trung phong đúng nghĩa, Samson là một gợi ý hiển nhiên với các HLV.

Tuy nhiên, ngay cả khi hàng công khủng hoảng hoặc không đáp ứng được yêu cầu thì những HLV như Hữu Thắng, Toshiya Miura hay hiện nay là Park Hang Seo đều không dùng Samson. Câu trả lời đơn giản nhất là anh không phù hợp với yêu cầu chiến thuật của HLV, dù không chắc có bao nhiêu người tin vào cách giải thích trên.

Ảnh Internet

Hiến pháp Việt Nam đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi công dân. Cầu thủ nước ngoài đã nhập tịch đương nhiên cũng có mọi quyền lợi như các đồng nghiệp Việt Nam. Đây là lý lẽ những người ủng hộ sử dụng cầu thủ nhập tịch, với mục đích đương nhiên tăng cường sức mạnh cho các đội tuyển.

Cũng dễ dàng để đưa ra nhiều ví dụ về các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới có sử dụng cầu thủ nhập tịch. Gần có Singapore, Nhật Bản hoặc xa hơn nữa như Đức, đội tuyển vốn dĩ đã rất mạnh khi không cần cầu thủ nhập tịch.

Ảnh Internet

Tuy nhiên trên thực tế, ngay ở những quốc gia trên thì những tranh cãi về việc nên hay không nên gọi cầu thủ nhập tịch vào đội tuyển quốc gia vẫn diễn ra không ngừng. Ví dụ gần chính là Singapore, không phải người dân nào của đảo quốc Sư tử cũng ủng hộ cho cầu thủ nhập tịch vào tuyển.

Vụ việc tiền vệ Mesut Ozil chia tay tuyển Đức vì “bị phân biệt chủng tộc và thiếu tôn trọng” phần nào cho thấy ngay cả ở một quốc gia tiến bộ như Đức, các giá trị mang tính dân tộc vẫn rất mạnh mẽ.

Ảnh Internet

Trở lại với Việt Nam, từ năm 2007 đến nay, đã có khá nhiều cầu thủ nước ngoài được nhập quốc tịch, thi đấu như một cầu thủ nội. Cao điểm, V-League có khoảng 14 cầu thủ nhập tịch cùng thi đấu. Đây là cách thức để những đội bóng “lắm tiền, nhiều của” chiếm lợi thế so với phần còn lại ở V-League.

Tới năm 2011, do khúc mắc với Ninh Bình, thủ môn Đinh Hoàng La “bung” hết những chuyện phía sau. Công chúng khi đó mới được nghe đến chuyện Ninh Bình trả cho Đinh Hoàng La 50.000 USD để nhập tịch Việt Nam.

Ảnh Internet

Chuyện cầu thủ nước ngoài được trả tiền để nhập tịch giới bóng đá đã biết nhiều, nhưng con số cụ thể thì phải tới khi Đinh Hoàng La “khoe” ra mới rõ. Giá cho từng trường hợp có thể không như nhau.

Năm 2007, HLV Henrique Calisto từng gọi một số cầu thủ nhập tịch lên tuyển, nhưng khi vào giải chính thức tất cả đều bị loại. Dân trong nghề khá tiếc một số trường hợp, như tiền đạo Huỳnh Kesley Alves.

Ảnh Internet

Tiền đạo Bình Dương cưới vợ người Việt Nam, có thể giao tiếp được tiếng Việt. Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam là một trong những yêu cầu đối với người nước ngoài muốn nhập quốc tịch, không kể các trường hợp đặc biệt.

Cho tới khi nào những câu chuyện như của Đinh Hoàng La chưa thôi ám ảnh công chúng và người hâm mộ, thì việc gọi cầu thủ nhập tịch lên tuyển hay không phụ thuộc yêu cầu chuyên môn của HLV trưởng vẫn là cách giải thích hợp lý. Ai có thể tin rằng những cầu thủ nhập tịch hiện nay ở Việt Nam ra sân với bàn tay đặt lên ngực trái, và chiến đấu bằng trái tim Việt Nam?

Ảnh Internet

Với trường hợp của Hoàng Vũ Samson, cuộc trả lời phỏng vấn vừa qua của tiền đạo gốc Nigeria trên truyền hình bằng tiếng Anh có thể là một gợi ý tốt cho việc vì sao anh vẫn chưa có tên trên tuyển. Samson hoàn toàn có thể tin vào cơ hội được khoác chiếc áo tuyển Việt Nam, nếu anh thực sự mang trong mình trái tim Việt Nam.

Bài liên quan