Chỉ còn 57 ngày, World Cup 2018 sẽ khởi tranh tại Nga. Hãy cùng nhìn lại các giai thoại của chiếc cúp vàng danh giá nhất hành tinh.
Lịch sử cúp vàng World Cup
Chủ đề World Cup có phải là sân chơi thể thao số 1 thế giới hay không luôn bị đem ra tranh cãi, nhưng thực tế là chỉ có thế vận hội mùa hè mới đủ khả năng so sánh với giải đấu này.
Theo quan điểm của một số người, Olympic Games thậm chí không thể đuổi kịp World Cup khi độ phủ sóng và tác động của bóng đá từ xưa đến nay ngày một mạnh mẽ.
Giống như bất kỳ giải đấu thể thao nào, World Cup cũng cần một biểu trưng chiến thắng. Đó là phần thưởng để ghi nhận chiến công hiển hách của nhà vô địch.
Vậy người ta đã dùng biểu trưng gì để chúc mừng nhà vô địch? Ai đã thiết kế ra nó? Biểu trưng này liệu có thay đổi qua thời gian?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nhìn lại các cột mốc thời gian của chiếc cúp danh giá này từ kỳ World Cup đầu tiên đến nay.
Danh hiệu Jules Rimet
Kỳ World Cup đầu tiên được đặt theo tên của vị chủ tịch thứ 3 của FIFA – Jules Rimet. Được bầu làm chủ tịch FIFA từ năm 1921, ông tiếp tục nắm giữ vị trí người đàn ông quyền lực nhất làng túc cầu thế giới trong suốt 33 năm. Vị chủ tịch người Pháp là người tiên phong hiện thực ý tưởng về một giải đấu quy tụ các đội tuyển quốc gia đến từ những nền bóng đá hàng đầu thế giới. Quyết định này được các đại biểu FIFA thông qua vào năm 1929.
Năm 1930, kỳ World Cup đầu tiên được tổ chức ở Uruguay. Được thiết kế bởi nhà điêu khắc Abel Lafleyr, làm bằng bạc nguyên chất mạ vàng, chiếc cúp vô địch World Cup khắc họa hình ảnh của Nike – Nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp. Vì thế, chiếc cúp được sau đó được đặt tên là Golden Godness (cúp vàng Nữ Thần).
Uruguay và Italy thay nhau thống trị 4 kỳ World Cup đầu tiên trước khi Tây Đức lần đầu vô địch năm 1954. Brazil vô địch 3 trong 4 kỳ World Cup tiếp theo và chiến tích này giúp đội tuyển vàng xanh vĩnh viễn sở hữu chiếc cúp theo luật của FIFA.
Chiến tranh thế giới
Thế chiến II để lại hậu quả nặng nề trên toàn cầu, World Cup cũng không ngoại lệ. Việc người Ý, nhà vô địch World Cup 1938 theo phe phát xít đặt giải đấu đứng trước bờ vực lâm nguy. Trước sự truy lùng ráo riết của quân phát xít, phó chủ tịch FIFA lúc đó là Ottorino Barassi đã đêm chiếc cúp về nhà đặt dưới gầm giường của mình.
Bị trộm
Một cột mốc đáng nhớ khác xảy ra vào năm 1966, 4 tháng trước khi World Cup khai mạc ở Anh. Chiếc cúp bị trộm ở sảnh chính điện Westminster dù được canh phòng 24/24. Tên trộm đòi một khoản tiền chuộc lên đến 15.000 bảng nếu ban tổ chức muốn có lại chiếc cúp.
Để phòng trường hợp tên trộm không giao trả chiếc cúp, một phiên bản khác của chiếc cúp trị giá 250.000 bảng Anh đã tức tốc được gia công trong thời gian lực lượng cảnh sát truy lùng tên trộm. Cuối cùng, một chú chó tên Pickles đã tìm ra chiếc cúp.
Người chủ của chú chó – Dave Corbett mang giao nộp chiếc cúp thất lạc và được trao thưởng 6.000 bảng Anh. Với riêng Pickles, chú chó được cung cấp miễn phí thức ăn trọn đời.
Bí ẩn
Năm 1970, Brazil được quyền giữ cúp vì vừa lên ngôi vô địch ở Mexico. Ngay sau khi được chuyển đến Brazil, báo chí rộ lên tin tức tặng phẩm đã bị đánh cắp từ LĐBĐ Brazil. Bốn người tin cậy được giao phó trông coi chiếc cúp biến mất cùng món đồ họ canh giữ. Có lẽ, chiếc cúp đã bị nung chảy để bán hoặc đang nằm trong bộ sưu tập cá nhân của tỉ phú nào đó.
FIFA World Cup
Năm 1974, phiên bản mới của chiếc cúp được lựa chọn từ những bản thiết kế gửi về FIFA trên khắp thế giới. Người chiến thắng là nhà điêu khắc người Ý – Silvio Gazzaniga, chính ông sau đó cũng là cha đẻ của hai phiên bản cúp UEFA Cup và UEFA Super Cup.
Mô phỏng 2 con người đang nâng cả thế giới, chiếc cúp nặng 5 kg tương đương với 18 cara vàng. Điểm đặc biệt là đội bóng chiến thắng sẽ được khắc tên ở phần đáy cúp. Dự đoán đến năm 2038, sẽ không còn chỗ để khắc tên các đội vô địch.
Từng có thời gian các LĐBĐ quốc gia được giữ phiên bản cúp Vàng đến thời điểm kỳ World Cup tiếp theo khởi tranh, tuy nhiên để tránh trường hợp xảy ra như ở Brazil năm 1970, mỗi đội bóng sẽ được nhận một phiên bản cúp đồng mạ vàng thay thế.
Chiếc cúp chỉ thường xuất hiện trong lễ bốc thăm chia bảng, trận chung kết World Cup hay các tour quảng bá World Cup do FIFA tổ chức. Khi đã hoàn thành bổn phận của mình, phiên bản thật của chiếc cúp được chuyển tới lưu giữ ở bảo tàng bóng đá FIFA ở Zurich – Thụy Sĩ.
Jimmy Jupp
Chiếc cúp của Silvio Gazzaniga có vẻ không trải qua quá nhiều giai thoại như phiên bản đời cũ của nó. Tuy nhiên, cũng có một chi tiết thú vị. Trong trận chung kết World Cup 2010 giữa Hà Lan và Tây Ban Nha, có một anh chàng tên Jimmy Jupp đã cố ý chạy xuống sân để trùm chiếc mũ biểu tượng của người Catalan – Barentina lên đỉnh cúp. Rất may là rắc rối đã được cảnh sát giải quyết nhanh chóng khi Jimmy sớm bị tóm cổ.