Khi còn nhỏ, Công Phượng đã m ấ t đi người anh trai rất thân thiết, và chính điều này đã khiến cầu thủ của HAGL trải qua cú s ố c lớn về mặt tinh thần.
Ông Nguyễn Công Bảy, cha đẻ của tiền đạo Nguyễn Công Phượng đã có những chia sẻ đầy xúc động về câu chuyện thời thơ ấu của hai người con trai của mình.
“Gia đình tôi có 6 người con, 2 vợ chồng lại chỉ trông vào mẫu ruộng, thế nên chuyện cơm không đủ no, ăn độn là thường xuyên. Thằng Phượng mê bóng đá từ bé nhưng nhà lại không có tiền để mua cho nó quả bóng. Lúc nó 3-4 tuổi, tôi phải lấy rơm bện làm bóng cho nó đá. Nó với anh trai là thằng Khoa “quần” nhau suốt ngày ở cái sân đất. Nhìn con cũng thấy tội, muốn mua cho nó quả bóng đàng hoàng nhưng tiền không có. Phải tới khi Phượng 6 tuổi, vợ tôi sau vụ gặt mới đánh liều mua cho hai anh em một quả bóng như báu vật, cất kỹ thi thoảng mới dám lôi ra so tài”.
Trong gia đình, Công Phượng gắn bó với anh trai Công Khoa nhất bởi cả hai cùng có niềm đam mê bóng đá, nhiều hôm mải tranh tài đến độ tối muộn vẫn chưa về, mẹ phải vác roi đi tìm. Nhưng rồi năm Công Phượng vào lớp 2, cậu mãi mãi m ấ t đi người mà mình thương yêu nhất. Công Khoa đi tắm ở khe nước gần 1 nhà và bị đ u ố i nước. Biến cố này đã biến Công Phượng thành một người khác, mặt lầm lỳ, không nói, không cười, không ăn không uống suốt nhiều ngày liền. “Nó buồn đến độ không ra sân đá bóng”, ông Bảy kể lại giây phút tang thương của gia đình trong nước mắt.
Để Công Phượng bớt đau buồn, ngày ngày ông Bảy phải ép con ra nhà văn hóa xã xem đá bóng. Phải m ất vài tháng, con trai ông mới trở lại với môn thể thao vua nhưng khuôn mặt chơi bóng đã không còn nét tươi vui như khi người anh còn sống. Và cũng kể từ khi Khoa ra đi, Phượng chững chạc hơn hẳn, luôn biết lo nghĩ cho gia đình.
Cách đây 8 năm, để có tiền cho Công Phương đi vào Gia Lai thi vào Học viện HAGL-Arsenal JMG, vợ chồng ông Bảy bán thóc được 1,5 triệu, bán lợn được 600.000 và vay thêm 900.000 từ họ hàng, gom được tổng, cộng 3 triệu đồng. Sợ tiền không đủ, trên đường đi ông Bảy chỉ dám ăn bánh mỳ. Muốn con đủ sức để thi tốt, ông Bảy gọi phở cho Công Phượng ăn nhưng cậu nhất quyết từ chối, muốn ăn bánh mì như bố. “Hắn biết gia đình nghèo nên tiết kiệm. Hắn biết lo cho gia đình từ khi còn bé xíu như vậy đó”, ông Bảy nói với giọng đầy tự hào về con trai.
Một câu chuyện buồn nhưng giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về con người của Công Phượng. Phía sau một cầu thủ tài năng trên sân cỏ là cả một quá khứ đầy nỗi đau và nước mắt. Bởi thế mà những thành công em có được ngày hôm nay càng đáng được trân trọng hơn gấp nhiều lần.
Hiện tại và tương lai của Phượng sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nữa. Nhưng ngay cả nổi đau m ấ t người thân cũng không quật ngã được em thì có chi đâu mà phải sợ.