Chúng ta vẫn thường nghe nói về lịch thi đấu bóng đá (như Premier League chẳng hạn) chuyển giờ mùa đông, hoặc chuyển giờ mùa hè. Vậy ý nghĩa của điều này là gì và nó xảy ra vào thời điểm nào?
Trên thực tế, châu Âu và một số khu vực khác trên thế giới đã bắt đầu chuyển sang giờ mùa đông. Bởi vậy, các giải bóng đá châu Âu cũng ảnh hưởng bởi vấn đề này. Cụ thể tại vòng 10 Premier League diễn ra cuối tuần vừa rồi, hai ngày thi đấu sẽ diễn ra vào những khung giờ khác nhau, với thứ Bảy là giờ mùa hè còn Chủ nhật bắt đầu dùng lịch mùa đông.
Việc điều chỉnh giờ quốc tế diễn ra 2 lần/năm, được coi là để đánh dấu sự chuyển mình của mùa đông và mùa hè. Theo đó, thay đổi giờ mùa đông sẽ diễn ra vào tầm tháng 10, còn mùa hè vào tháng 3. Ở một số quốc gia khác nhau sẽ quy định việc chuyển giờ khác nhau, ví dụ như Mỹ sẽ thay đổi giờ vào tuần đầu tiên của tháng 11. Đối với bóng đá châu Âu, các khán giả sẽ chứng kiến sự thay đổi vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 (giờ mùa hè) và Chủ nhật cuối cùng của tháng 10 (giờ mùa đông).
Khi đó, mốc thời gian GMT của nước Anh cũng sẽ thay đổi. Cụ thể với Việt Nam, từ cách chúng ta 6 tiếng, giờ đây sẽ trở thành 7 tiếng đồng hồ. Bắt đầu từ Chủ nhật 29/10 vừa qua, châu Âu sẽ chuyển giờ và người ta thường gọi đó là phép màu của thời gian. Nếu thức nhìn đồng hồ điện tử (có tự động điều chỉnh giờ quốc tế) vào sáng Chủ nhật, bạn sẽ chứng kiến nó nhảy từ 2h59’ đến 2h, nghĩa là ngày hôm đó được cộng thêm 1 giờ đồng hồ. Vào mùa đông, châu Âu sẽ vặn đồng hồ kéo dài thêm 1 tiếng, còn mùa hè sẽ rút ngắn đi 1 tiếng, coi như sự bù trừ.
Thời gian chiếu sáng của mùa đông so với mùa hè là rất khác nhau. Hiện nay, chúng ta vẫn thường quen với khái niệm “Đêm trắng” xuất hiện tại một số vùng của Nga, chính là dẫn chứng lớn nhất của việc này. Đối với các châu Âu, tình trạng này cũng diễn ra và gây nên sự lãng phí năng lượng rất lớn. Cụ thể, chúng ta thường có thói quen thức dậy vào trời sáng và đi ngủ lúc tối.
Vì vậy, nếu không có sự điều chỉnh giờ, sẽ xảy ra tình trạng ngủ muộn vào mùa hè và dậy muộn vào mùa đông. Điều đó gây ra sự lãng phí điện năng để thắp sáng, cũng như giảm hiệu quả công việc lớn. Lâu dần, sự thiếu hụt năng lượng trở thành vấn đề sống còn với nhiều quốc gia. Chính vì vậy, sự điều chỉnh giờ quốc tế ra đời.
Việc chuyển giờ này được cho là từ giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ 1973, nhưng thực tế nó đã diễn ra từ trước đó. Vào năm 1907, một người làm nghề xây dựng của nước Anh có tên William Willett đã xuất bản cuốn sách mang tên Waste of Daylight để nêu vấn đề “Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày” (Daylight Saving Time – DST), nhưng không được thông qua. Sau rất nhiều lần bãi bỏ và áp dụng trở lại, diễn ra ở cả 2 cuộc chiến tranh thế giới, toàn bộ cộng đồng các quốc gia châu Âu đã thực hiện DST vào những năm 1980, rất lâu sau khi William Willett qua đời (1915).
Trong năm nay, châu Âu đã chuyển giờ từ đông sang hè 1 lần vào ngày 25/3/2017 (tuần cuối cùng của tháng Ba). Vào Chủ nhật vừa qua (29/10/2017), chúng ta đã lại chứng kiến một lần nữa các giải vô địch bóng đá chuyển giờ một lần nữa. Cụ thể đối với Premier League, trong ngày thứ Bảy vẫn sử dụng giờ mùa hè để thi đấu, khung giờ 21h00. Nhưng đến Chủ nhật, các trận đấu đã lùi lại 1 tiếng, diễn ra vào khung giờ 23h00.
Chuyển giờ châu Âu thực chất chỉ diễn ra trong nội tại khu vực này, nghĩa là nó sẽ không ảnh hưởng gì đến cuộc sống và những vấn đề khác của các cầu thủ. Tuy nhiên, đối với những quốc gia không có điều chỉnh giờ (như Việt Nam chẳng hạn), sẽ nhận ra sự khác biệt ngay lập tức. Cụ thể vào Chủ nhật (29/10/2017) vừa qua, trận đấu giữa Leicester City vs Everton đã diễn ra vào lúc 23h, thay vì khung 22h như thường lệ. Vào giữa tuần này, các trận đấu tại Champions League cũng có sự điều chỉnh và sẽ bắt đầu vào 2h45, muộn hơn 1h đồng hồ so với giờ mùa hè.
"Thông tin trên đây chỉ để tham khảo nó là những dữ liệu, sự kiện, hoặc ý kiến được cung cấp để hỗ trợ việc nghiên cứu, học tập, và đưa ra quyết định. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không nên được coi là chính thức hay quyết định cuối cùng trong bất kỳ hoạt động nào."