Chiến tích của U23 Việt Nam đang tạo nên một làn sóng dữ dội ở châu Á, không chỉ các CĐV, các chuyên gia bóng đá cũng đã bị cuốn vào cơn sóng này.
Ngay sau chiến thắng của U23 Việt Nam trước U23 Qatar, chuyên gia Scott McIntyre, người Australia, đã có bài viết trên FOX Sports Asia phản đối lối chơi của thầy trò Park Hang-Seo cũng như hạ thấp chiến tích của U23 Việt Nam với tựa đề: “Đừng để Việt Nam biến thành Hy Lạp tiếp theo”.
Trong bài viếc, McIntyre cho rằng màn trình diễn, lối chơi quan trọng hơn kết quả. Việt Nam sở hữu những cầu thủ có tố chất kỹ thuật tốt như Công Phượng, Quang Hải, Văn Thanh, Văn Hậu, đủ khả năng đá tấn công thay vì phòng ngự.
Đáng chú ý, trong bài viết, McIntyre dẫn ra việc Nhật Bản chỉ cử U20 tham dự giải đấu này thay vì U23, một số đội bóng cũng không có cầu thủ tốt nhất vì CLB không chịu nhả người. Từ đó, thể hiện quan điểm đánh giá thấp những chiến tích của U23 Việt Nam trên đất Trung Quốc. Ông cho rằng nếu Việt Nam vô địch cũng không có nhiều ý nghĩa với những gì đã diễn ra trên đất Trung Quốc. Hy Lạp từng vô địch Euro 2004 nhưng sau đó bóng đá đi xuống, tụt dốc thảm hại.
Một ngày sau bài viết trên của McIntyre, một chuyên gia khác của FOX Sports Asia,
, từng là cầu thủ bóng đá người Singapore đã có những dòng tweet được cho là phản đối ý kiến người đồng nghiệp:
1: Đó không phải là vấn đề của Việt Nam khi một số đối thủ đưa đến giải đấu đội hình không phải mạnh nhất.
2: Họ vẫn giành chiến thắng những trận đấu họ tham dự.
3: Đúng! Đây chỉ là giải U23 nhưng thật đáng buồn nếu bạn ghen ghét với một quốc gia đang ăn mừng những thành tích lịch sử của họ.“, nguyên văn trên twitter của Roshan Rai.
Tinh ý, một CĐV đã chụp lại lời nhận xét của Scott McIntyre trên twitter của HLV Steve Darby với hàm ý Rysh Rai đang phản phảo lại ý kiến của chuyên gia Australia. McIntyre viết: “Đúng, đây là giải đấu được tạo ra với ý nghĩa như là vòng loại Olympic sau mỗi 2 lần tổ chức. Nhật Bản gửi đến đội U20 và rất nhiều cầu thủ đã không được chọn vì ràng buộc bởi CLB chủ quản. Thế nhưng, ở nhiều quốc gia, giải đấu này cứ như thể là World Cup của họ.”
Và đây là câu trả lời của Rysh Rai: “Tôi không biết về lời nhận xét này nhưng đây là thể loại chỉ trích tôi cảm thấy rất kỳ quặc. Đúng, điều cuối cùng mỗi quốc gia hướng đến là sự phát triển nhưng tìm kiếm thành công ở cấp độ này (U23) chính là một phần trong sự phát triển.”
Có thể thấy, chiến tích của U23 Việt Nam đang tạo nên một làn sóng dữ dội ở châu Á, không chỉ các CĐV, các chuyên gia bóng đá cũng đã bị cuốn vào cơn sóng này.
Bỏ qua những lời nhận xét của các chuyên gia, là người Việt Nam, chúng ta hiểu HLV Park Hang-Seo và các học trò đá như thế nào, chúng ta hiểu tại sao U23 Việt Nam lại chọn lối chơi đó và trên hết, chúng ta hiểu những chàng trai áo đỏ đã mang lại điều gì cho dân tộc Việt Nam.
Suy cho cùng, ý nghĩa cao cả nhất của bóng đá là mang lại cảm xúc cho người hâm mộ, giúp toàn thể dân tộc sát lại gần nhau. Sau tất cả, nếu Việt Nam có lên ngôi vào ngày 27/01 tới đây, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào bởi danh hiệu đó có ý nghĩa tương tự chức vô địch U23 Nhật Bản giành được cách đây 2 năm.