Hamstring là gì? Hamstring là nhóm cơ vô cùng quan trọng trong cơ thể giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, phần hông linh hoạt, phần đùi và chân khỏe hơn. Cùng methethao.net tìm hiểu về nhóm cơ này qua bài viết dưới đây.
Hamstring là gì?
Hamstring được hiểu là cơ đùi sau. Đây là nhóm cơ vô cùng quan trọng trong cơ thể, nó giúp cơ thể bạn trở nên khỏa mạnh hơn. Ngoài ra phần hông cũng sẽ linh hoạt hơn, đồng thời phần đùi và chân cũng chắc khỏe hơn. Theo y khoa thì nhóm cơ đùi sau gồm 3 nhóm cơ chính là:
– Nhóm cơ nhỏ nằm ngay dưới gần khuỷu chân: Semimembranosus
– Nhóm cơ lớn nằm ở phía bên ngoài: Biceps femoris
– Nhóm cơ lớn nằm ở bên trong đùi: Semitendinosus
Ngoài ra đùi trong và đùi ngoài cũng được cấu tạo bởi một số cơ nhỏ khác nữa. Bạn gãy tập luyện cơ đùi sau để toàn bộ cơ đùi trở nên săn chắc, khỏe mạnh hơn. Nó cũng giúp cho cơ thể được phát triển cân đối và có được vóc dáng thật sự đẹp. Phần cơ đùi cũng có chức năng chính là duỗi hông cùng với đó là yếu tố quan trọng khiến cho vận động viên bùng nổ khi nhảy hoặc là chạy nước rút.
Những điều mà bạn cần biết về nhóm cơ Hamstring
Những chấn thương của cơ hamstring là gì?
Chấn thương cơ hamstring hay cơ gân kheo xảy ra khi chúng ta kéo căng các cơ quá mức. Những bộ môn thường gặp phải chấn thương cơ gân kheo là bóng đá, bóng rỗ và các môn thể thao chạy nước rút.
Chấn thương cơ gân kheo là tình trạng căng hoặc rách gân, hoặc các cơ lớn ở đùi sau. Thời gian phục hồi chấn thương sẽ phụ thuộc vào tình trạng chấn thương. Và thường được chia ra làm 3 cấp cơ bản sau:
– Cấp 1: kéo hoặc căng cơ nhẹ
– Cấp 2: rách một phần cơ đùi sau
– Cấp 3: rách cơ hoàn toàn
>>> Xem thêm: Workout là gì? Tác dụng của nó mang lại như thế nào
Một số cách nhận biết chấn thương Hamstring
Khi bạn cảm thấy cơn đau ở gân kheo, bạn nên duỗi nó ra. Nhưng mà khi cơ bị căng quá mức thì việc duỗi chân cũng không còn có tác dụng gì vì nó đã bị kéo căng quá mức rồi. Việc kéo căng rất dễ khiến cơ bị kéo căng thêm. Khi bị căng cơ do kéo dài quá mức bạn nên tìm ra nhóm cơ đối lập để tìm ra vấn đề xem nó nằm ở đâu.
Các gân kheo gắn vào ống nội mạc, là một phần của mặt sau của xương chậu thường là nơi bị đau khi chạy bộ. Nhóm cơ đối lập gân kheo là nhóm cơ tứ đầu. Cơ tứ đầu dính vào mặt trước của xương chậu. Cơ gấp hông hỗ trợ cơ tứ đầu, và chúng bám vào mặt trước của xương chậu và đốt sống thắt lưng của lưng dưới, ngay trên xương chậu. Các nhóm cơ gân kheo và cơ tứ đầu hoạt động như các nhóm cơ đối lập để giữ cho xương chậu được ổn định.
Việc kéo dài cơ bắp quá mức làm tăng đáng kể nguy cơ chấn thương. Thường là cơ tứ đầu chặt chẽ, rút gọn; cơ gấp hông chặt, ngắn; cơ lưng săn chắc, rút ngắn; và cơ gân kheo căng nhưng quá dài.
Khi chạy bạn sẽ vung chân về trước, gân kheo được kéo dài ra, và áp lực lên gân kheo, đặc biệt là tại vị trí liên kết sẽ tăng nhiều hơn. Sự căng thẳng này khiến gân kheo của bạn có nguy cơ bị chấn thương cao hơn. Điều này có thể dẫn đến viêm gân và thậm chí rách cơ. Đau là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên và bạn nên chú ý đến dấu hiệu này.
Cách xử lý khi chấn thương cơ hamstring
Những chấn thương cơ hamstring từ mức độ nhẹ đến trung bình đều có khả năng tự lành. Vì vậy bạn cần có chế độ nghỉ ngơi và thực hiện một số hoạt động sau:
– Nghỉ ngơi và thư giãn chân: Bạn không nên dồn trọng lượng cơ thể lên chân là cách tốt nhất.
– Chườm đá chân: cách này để giảm sưng đau, bạn nên làm khoảng 20 đến 30 phút mỗi 4 giờ trong vòng vài ngày đến khi cơn đau nhức giảm bớt
– Dùng băng thun nén quấn chân để giảm bớt sưng
– Bạn nên kê cao chân cả cả lúc ngồi hoặc nằm
– Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm để giúp cơ phục hồi nhanh hơn.
– Khi có dấu hiệu giảm nhiệt bạn nên thực hành một số bài kéo giãn nhẹ nhàng để các cơ phục hồi và tăng cường lại sức mạnh.
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp hết những thắc mắc của bạn đọc về Hamstring là gì? Hy vọng bạn sẽ có thể rút ra những thông tin hữu ích.
>>> Ngoài ra website của chúng tôi cũng cập nhật đến cho bạn kết quả bóng đá của tất cả các trận đấu lớn như: Ngoại Hạng Anh, kết quả bóng đá tây ban nha, Cup C1, C2, Đức, Ý, Pháp,…..
"Thông tin trên đây chỉ để tham khảo nó là những dữ liệu, sự kiện, hoặc ý kiến được cung cấp để hỗ trợ việc nghiên cứu, học tập, và đưa ra quyết định. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không nên được coi là chính thức hay quyết định cuối cùng trong bất kỳ hoạt động nào."